8 bí quyết kinh doanh điện thoại thành công cho người mới
- Ngày đăng:
- Tip bán hàng
Điện thoại là thiết bị “bất ly thân” đối với tất cả mọi người, bởi nó mang đến nhiều tiện ích và hỗ trợ cuộc sống từ liên lạc, giải trí đến học tập, công việc. Vì vậy, kinh doanh điện thoại trở thành cơ hội tuyệt vời dành cho những người đam mê kinh doanh nhưng chưa có nhiều kinh nghiệm. Tuy nhiên làm sao để kinh doanh thành công, thu hồi vốn nhanh và có lời? Cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
1. Các mô hình kinh doanh điện thoại phổ biến hiện nay
Dưới đây là các mô hình kinh doanh điện thoại được nhiều nhà bán hàng đã áp dụng và thành công mà bạn có thể tham khảo:
1.1 Cửa hàng điện thoại theo thương hiệu cá nhân
Đây là mô hình đòi hỏi nhà bán hàng cần đa dạng sản phẩm, mẫu mã và chất lượng để xây dựng một thương hiệu cá nhân độc lập thu hút khách hàng. Điểm nổi bật của mô hình này là giúp bạn xây dựng thương hiệu của riêng mình, phủ sóng thương hiệu cá nhân (nếu có nhiều chi nhánh), chủ động trong chính sách/quy định của cửa hàng, chủ động trong nhập hàng và thu lợi nhuận.
1.2 Cửa hàng điện thoại nhượng quyền
Cửa hàng điện thoại nhượng quyền là mô hình kinh doanh hiệu quả dành cho các nhà bán hàng chưa có nhiều kinh nghiệm kinh doanh. Với mô hình này, nhà bán hàng có thể giải quyết nhiều vấn đề như nguồn cung cấp hàng hóa chất lượng, cách quản lý cửa hàng (nhân viên) và rút ngắn được thời gian xây dựng thương hiệu.
1.3 Làm đại lý cửa hàng điện thoại
Việc trở thành đại lý của thương hiệu điện thoại lớn sẽ giúp shop nhập nguồn hàng với chính sách giá ưu đãi, có thể thu hút khách hàng trung thành của thương hiệu đến cửa hàng mua sắm. Đơn cử như, nếu shop là đại lý kinh doanh cho thương hiệu điện thoại Samsung, khách hàng yêu thích sử dụng thương hiệu này có thể tin tưởng lựa chọn mua sắm điện thoại và sử dụng dịch vụ của cửa hàng bạn.
1.4 Kinh doanh điện thoại online
Kinh doanh online là xu hướng nổi bật hiện nay khi có thể tiếp cận lượng khách hàng lớn và cho chuyển đổi hiệu quả hơn. Bạn có thể bán điện thoại trên các nền tảng số như website, sàn thương mại điện tử (Shopee, Lazada,...), mạng xã hội (Facebook, TikTok,...).
Ngoài kinh doanh các sản phẩm điện thoại mới, chính hãng và chất lượng, nhà bán hàng có thể xem xét thêm việc kinh doanh điện thoại cũ với giá rẻ, chất lượng tốt để đa dạng sản phẩm và đối tượng khách hàng.
Tham khảo thêm: Kinh doanh phụ kiện điện thoại ngàn đơn mỗi ngày
Tùy thuộc vào đối tượng khách hàng, nguồn vốn mà nhà bán hàng có thể lựa chọn mô hình kinh doanh điện thoại phù hợp.
2. Kinh nghiệm mở cửa hàng điện thoại hiệu quả, lợi nhuận cao
Để lập kế hoạch kinh doanh điện thoại chuẩn chỉnh, chi tiết và đem lại hiệu quả tốt nhất, nhà bán hàng cùng “bỏ túi” ngay những kinh nghiệm dưới đây:
2.1 Nghiên cứu thị trường và xác định khách hàng mục tiêu
Thị trường điện thoại có lượng khách hàng lớn nên số lượng cửa hàng kinh doanh cũng rất đông đảo. Chính vì vậy, việc hiểu rõ về nhu cầu thị trường, thị hiếu của khách hàng, khả năng chi tiêu cho sản phẩm của người mua, xu hướng mua sắm,... sẽ giúp nhà bán hàng lập được kế hoạch chi tiết. Qua đó, nhà bán hàng có thể xác định được phân khúc khách hàng mục tiêu, mô hình kinh doanh phù hợp và phân khúc thị trường cần tập trung.
Đối với những nhà bán hàng mới ít vốn và chưa có nhiều kinh nghiệm nên lựa chọn đối tượng khách hàng có thu nhập trung bình (7 - 20 triệu đồng/tháng), quan tâm đến những sản phẩm thuộc phân khúc bình dân (Oppo, Huawei, Xiaomi, Samsung,...) và yêu thích mua sắm trên các nền tảng online.
Xem thêm: Quy trình bán hàng online cho người mới
2.2 Chuẩn bị nguồn vốn kinh doanh
Nhà bán hàng cần chuẩn bị vốn mở cửa hàng điện thoại đầy đủ, nguồn vốn xoay vòng và bản kế hoạch chi phí chi tiết nhằm kiểm soát dòng tiền và quản lý kinh doanh hiệu quả. Trong bản kế hoạch vốn kinh doanh, nhà bán hàng cần quan tâm đến một số khoản chi phí như thuê mặt bằng (kho bãi), thuê nhân viên, nhập hàng, phí phát sinh, phí giao hàng và phụ phí trang bán hàng online.
Tính toán nguồn vốn kinh doanh rõ ràng sẽ giúp nhà bán hàng kiểm soát nguồn tiền và quản lý cửa hàng hiệu quả.
2.3 Chọn mô hình kinh doanh
Hiện nay mô hình kết hợp kinh doanh online và offline được nhiều người áp dụng. Vì đây là cách giúp nhà bán hàng có thể tương tác với khách hàng và thu thập được những thông tin về nhu cầu khách hàng với sản phẩm, từ đó đưa ra chiến lược tiếp thị phù hợp và tăng doanh số ấn tượng.
Vậy làm sao để kết hợp online và offline? Dưới đây là cách kinh doanh điện thoại dựa trên hai mô hình mà bạn có thể tham khảo:
Kinh doanh offline: Việc mở cửa hàng offline giúp shop đáp ứng được nhu cầu của nhiều đối tượng khách hàng khác nhau, bởi một số khách hàng thường muốn đến tận cửa hàng để nhận tư vấn và xem sản phẩm. Vì vậy, shop nên lựa chọn mặt bằng ở vị trí dễ tìm, giao thông thuận tiện, trang trí tối giản, sản phẩm được trưng bày rõ ràng.
Kinh doanh online: Để kinh doanh điện thoại online hiệu quả, shop nên lựa chọn các kênh bán hàng phù hợp với đối tượng khách hàng mục tiêu. Như đối với giới trẻ, nhân viên văn phòng thì trang thương mại điện tử, website bán hàng, mạng xã hội (hoặc Tik Tok Shop),... là những kênh bán hàng lý tưởng. Bởi họ thường có xu hướng thích mua hàng online, trước khi chốt đơn thường sẽ đọc bình luận (đánh giá sản phẩm), đồng thời sẽ ưu tiên những shop có mã giảm giá (freeship, giảm 10%, 15%,...).
2.4 Tìm nguồn hàng nhập điện thoại
Ngoài mở đại lý và nhượng quyền, các hình thức kinh doanh điện thoại khác cần phải tự tìm hiểu và lựa chọn nhà cung cấp. Vì thế, việc chọn nguồn hàng uy tín, chất lượng, đa dạng mẫu mã là rất cần thiết để các shop tăng khả năng cạnh tranh.
Nhà bán hàng có thể lựa chọn một số nguồn hàng uy tín như ký hợp đồng nhập hàng từ nhiều thương hiệu điện thoại khác nhau, nhập hàng xách tay từ nước ngoài hoặc nhập hàng tại Trung Quốc (qua những trang thương mại điện tử như Taobao, Alibaba,...). Tuy nhiên, đối với các sản phẩm xách tay hoặc nhập từ trang thương mại điện tử, nhà bán hàng nên chọn nhập từ các trang web đáng tin cậy, kiểm định chất lượng cẩn thận và nhập số lượng nhỏ trước nhằm đảm bảo chất lượng sản phẩm.
Xem thêm:
2.5 Lựa chọn đơn vị vận chuyển chuyên nghiệp
Điện thoại là sản phẩm có giá trị cao, dễ hư hỏng trong quá trình di chuyển. Vì vậy, khi kinh doanh điện thoại di động, đặc biệt với hình thức online, nhà bán hàng nên ưu tiên hợp tác cùng các đơn vị vận chuyển lớn và chuyên nghiệp, đảm bảo hàng hóa khi đến tay khách hàng nguyên vẹn và an toàn.
GHN đồng hành cùng shop kinh doanh điện thoại thành công GHN hỗ trợ shop kinh doanh điện thoại hiệu quả, tối ưu chi phí nhờ vào 4 ưu thế sau:
GHN với nhiều tiện ích cùng dịch vụ giao hàng nhanh chóng giúp shop kinh doanh thuận lợi.
|
2.6 Lên kế hoạch marketing
Xây dựng kế hoạch tiếp thị, quảng cáo thu hút và hấp dẫn là kinh nghiệm kinh doanh điện thoại được nhiều người gợi ý. Bởi đây là cách hiệu quả để nhà bán hàng thu hút nhiều người mua hơn, mở rộng tệp khách hàng và quảng bá thương hiệu.
Để thực thi kế hoạch tiếp thị, shop cần lập trang chính thức của cửa hàng trên mạng xã hội, trang thương mại điện tử và website. Tiếp đến shop đăng tải bài viết giới thiệu thương hiệu (kèm theo câu chuyện thương hiệu) một cách rõ ràng, nội dung sáng tạo giúp khách hàng hiểu hơn về thương hiệu. Song song đó, chủ shop cần đầu tư nội dung của các bài viết về sản phẩm (ngắn gọn, rõ ràng,...), hình ảnh điện thoại đẹp mắt (sắc nét, có điểm nhấn,...) giúp tăng lượng truy cập vào sản phẩm của shop.
Đặc biệt, shop cũng nên tổ chức các chương trình khuyến mãi, giảm giá, tặng voucher,... nhằm thúc đẩy khách hàng mua sắm. Tuy nhiên, nhà bán hàng cũng nên lưu ý cân đối chi phí hợp lý, giảm giá ở mức phù hợp nhằm đảm bảo thu hồi vốn và tăng trưởng doanh thu hiệu quả.
2.7 Cung cấp thêm các sản phẩm/dịch vụ đi kèm
Kinh doanh điện thoại là lĩnh vực mà nhà bán hàng có thể dễ dàng kết hợp cùng nhiều sản phẩm (dịch vụ) khác để tăng trải nghiệm của khách hàng. Một số sản phẩm hoặc dịch vụ mà nhà bán hàng có thể áp dụng như bán phụ kiện điện thoại (ốp lưng, kính cường lực,...), dán màn hình điện thoại, thu mua điện thoại cũ, sửa chữa và vệ sinh, nâng cấp điện thoại (thay pin, thay chip,...),...
Mặt hàng phụ kiện điện thoại giúp shop đa dạng sản phẩm kinh doanh, thu hút khách hàng hiệu quả.
2.8 Có chính sách bảo hành và hỗ trợ sau khi mua
Các sản phẩm điện thoại là đồ điện tử có giá trị lớn và được người tiêu dùng yêu cầu cao về chất lượng sử dụng và độ bền. Vì vậy, việc cửa hàng đưa ra những chính sách bảo hành, hỗ trợ khách sau khi mua hấp dẫn là yếu tố giúp khách hàng tăng khả năng quyết định mua sản phẩm. Cùng với đó, cửa hàng nhận được sự tin tưởng từ khách hàng, tăng tỷ lệ quay lại mua sản phẩm và có được những phản hồi tích cực từ họ.
3. Một số khó khăn khi kinh doanh điện thoại di động
Bên cạnh những thuận lợi và cơ hội trong mở cửa hàng điện thoại, nhà bán hàng cũng có thể gặp phải một số thách thức và khó khăn, cụ thể là:
Sản phẩm đa dạng, đổi mới liên tục: Điện thoại di động là sản phẩm công nghệ luôn được cải tiến và cập nhật liên tục. Vì vậy, để shop kinh doanh hiệu quả, bắt kịp xu hướng, nhà bán hàng cần cập nhật những sản phẩm mới và tìm hiểu nhu cầu khách hàng thường xuyên.
Thị trường cạnh tranh cao: Với số lượng khách hàng đông đảo, đây là ngành hàng có số cửa hàng lớn. Vì thế shop cần có những điểm mới nổi bật hơn các cửa hàng khác như giá bán, mẫu mã, thương hiệu, chế độ hậu mãi,... để tạo lợi thế cạnh tranh cho mình.
Dễ bị tồn đọng hàng hóa: Xu hướng thị trường thay đổi liên tục nên việc hàng tồn kho là không tránh khỏi. Để giải quyết vấn đề này, shop nên áp dụng nhiều đợt giảm giá và tặng kèm để có thể “xả kho”, hồi vốn và nhập hàng mới.
Trên đây là toàn bộ kinh nghiệm kinh doanh điện thoại mà các nhà bán hàng không nên bỏ qua. Hy vọng rằng, bài viết này sẽ giúp các nhà bán hàng “bỏ túi” những bí quyết xây dựng kế hoạch kinh doanh hiệu quả, cũng như dự trù trước được những thách thức để thu được lợi nhuận như mong muốn nhé.
Xem thêm: