Hướng dẫn shop chọn triết lý kinh doanh ý nghĩa, phù hợp
- Ngày đăng:
- Tip bán hàng
Dù shop quy mô lớn hay nhỏ đều cần lựa chọn một triết lý kinh doanh thích hợp. Bởi, đây là “công cụ” giúp shop định hướng cho hoạt động bán hàng từ lúc khởi đầu đến khi đạt được những thành tựu nhất định (về doanh thu hay số lượng sản phẩm, nhân sự) phù hợp. Vậy chính xác triết lý kinh doanh là gì? Đừng bỏ lỡ những thông tin hữu ích trong bài viết sau nhé!
1. Triết lý kinh doanh là gì, gồm những yếu tố nào?
Triết lý kinh doanh (Business Philosophy) là tập hợp tất cả các nguyên tắc mà shop không ngừng theo đuổi khi bán hàng. Qua đó, khách hàng tiềm năng dễ dàng nhận diện thương hiệu trên thị trường và tăng độ uy tín tối đa.
Các yếu tố quan trọng cấu thành triết lý kinh doanh là:
Mục đích kinh doanh (hay sứ mệnh kinh doanh): Mục đích bán hàng là những gì mà shop muốn hướng tới, có thể là đáp ứng nhu cầu nhất định cho tệp khách hàng mục tiêu hoặc đóng góp giá trị cho xã hội.
Mục tiêu bán hàng (hay tầm nhìn kinh doanh): Đây là yếu tố truyền động lực cho toàn bộ nhân viên của shop, có thể là doanh thu theo quý/theo năm hoặc số lượng cửa hàng hoặc khách hàng mong muốn sở hữu.
Giá trị cốt lõi: Đó là những chuẩn mực mà shop muốn tạo dựng như các quy tắc ứng xử với khách hàng, sự cam kết lâu dài cùng shop, đề cao tính trung thực…
Triết lý kinh doanh là yếu tố đại diện cho mọi cửa hàng.
2. Vì sao người bán phải xác định triết lý kinh doanh?
Nhiều shop mới khởi nghiệp thường bỏ qua yếu tố này vì chưa hiểu rõ các lợi ích nổi bật bên dưới:
Giúp shop tạo ấn tượng với khách hàng: Triết lý kinh doanh càng thú vị, ý nghĩa thì người mua hàng càng dễ nhớ đến shop cho các lần mua sắm tiếp theo.
Định vị thương hiệu của shop trên thị trường: Triết lý kinh doanh có thể là điều đầu tiên mà người tiêu dùng nhớ đến một thương hiệu nào đó. Vì đây là yếu tố thể hiện những giá trị mà shop mang lại cho họ.
Tạo ra sự khác biệt giữa shop với các shop khác: Triết lý kinh doanh là ý tưởng độc nhất do shop nghĩ ra, được hiện thực hóa thông qua việc lựa chọn sản phẩm, cách thức vận hành cửa hàng, hình thức kinh doanh… Điều này góp phần tạo ra điểm ấn tượng cho shop giữa những đơn vị cạnh tranh.
Là “kim chỉ nam” giúp người bán xây dựng kế hoạch kinh doanh phù hợp: Triết lý cho hoạt động kinh doanh là cơ sở quan trọng giúp người bán chọn lựa sản phẩm kèm theo chiến lược bán hàng hiệu quả, đảm bảo sự thống nhất xuyên suốt mọi giai đoạn. Thêm nữa, đây cũng là nền tảng để chủ shop chọn nhân sự hoặc dịch vụ hỗ trợ (như dịch vụ vận chuyển, dịch vụ đóng gói…) dễ dàng, phù hợp.
3. Cách lựa chọn triết lý kinh doanh sâu sắc, ấn tượng cho shop mới
Quy trình chọn ra triết lý phù hợp nhất cho hoạt động kinh doanh của mình như sau:
3.1 Gợi ý các câu hỏi xác định triết lý kinh doanh dễ dàng
Để tìm được triết lý kinh doanh thích hợp nhất, chủ shop hãy dựa vào những câu hỏi gợi ý bên dưới:
Tầm nhìn tổng thể shop mong muốn là gì?
Đối tượng mục tiêu của shop là gì?
Shop muốn đạt được mục tiêu nào nhất?
Những yếu tố nào shop mong muốn có được?
Shop muốn mang đến giá trị nào cho người tiêu dùng?
Shop muốn người tiêu dùng nhớ đến shop như thế nào?
3.2 Những tiêu chí xây dựng triết lý kinh doanh hiệu quả
Bên cạnh các câu hỏi như trên, người bán hãy kiểm tra thử triết lý mình vừa chọn có đáp ứng tốt các tiêu chí quan trọng bên dưới hay chưa:
Gây ấn tượng đặc biệt với khách hàng tiềm năng.
Có thể thúc đẩy người mua đưa ra quyết định đặt hàng nhanh hơn.
Có tính bền vững theo thời gian.
Có tác động tích cực tới thị trường và xã hội.
Có tính khả thi cao.
Thể hiện định hướng phát triển rõ ràng.
3.3 Cách hiện thực hóa mục tiêu trong triết lý kinh doanh
Khi đã chọn xong triết lý kinh doanh, chủ shop hãy bắt đầu xây dựng những mục tiêu mong muốn theo 6 bước bên dưới:
Bước 1: Liệt kê tất cả ý tưởng sẵn có trong đầu.
Người bán nên liệt kê mọi suy nghĩ của mình về triết lý kinh doanh, có thể lấy ý tưởng từ ý tưởng khởi nghiệp ban đầu và điểm ưu việt của sản phẩm. Ngoài ra, chủ shop đừng quên tham khảo thêm thông điệp của các thương hiệu cùng ngành hoặc chuyên gia có nhiều kinh nghiệm.
Bước 2: Lựa chọn nội dung phù hợp với giá trị cốt lõi mà shop hướng đến.
Dựa trên 3 tiêu chí gồm mục đích bán hàng, mục tiêu bán hàng và giá trị cốt lõi, shop lựa chọn các yếu tố có ý nghĩa và mang tính khả thi cao nhất.
Bước 3: Phác thảo triết lý kinh doanh một cách ngắn gọn.
Từ những yếu tố cần thiết ở bước trước đó, người bán bắt đầu hoàn thiện triết lý kinh doanh, sao cho vừa phù hợp vừa súc tích, dễ nhớ.
Triết lý kinh doanh phải ngắn gọn, dễ nhớ.
Bước 4: Lắng nghe ý kiến từ nhân viên trong shop để điều chỉnh (nếu có).
Khi xác định xong triết lý kinh doanh, chủ shop có thể đưa ý tưởng đó cho toàn bộ nhân viên và nghe đánh giá từ họ. Qua đó cân nhắc điều chỉnh nếu thực sự cần thiết và tạo ra sự gắn kết giữa chủ shop cùng nhân viên.
Bước 5: Tiến hành truyền thông triết lý cho toàn bộ cửa hàng.
Nếu đã thống nhất ý kiến về giá trị mà shop muốn truyền tải, người bán bắt đầu áp dụng cho mọi kế hoạch bán hàng sau đó.
Bước 6: Thực hiện cụ thể hóa triết lý kinh doanh thành các mục tiêu cụ thể.
Chủ shop vận dụng mô hình SMART hoặc OKR để xác định mục tiêu kinh doanh thích hợp theo từng giai đoạn. Gợi ý một số mục tiêu phù hợp với shop online như:
Cải thiện tốc độ vận chuyển đơn cho khách hàng (như có thể giao trong ngày cho đơn nội thành, đảm bảo giao xong X đơn trong 1 ngày) trong quý I năm 2024.
Đạt X cửa hàng trong năm 2024.
Có X nhân viên trong quý III năm 2024.
Phát triển thêm X màu sắc cho sản phẩm A trong quý II 2024.
(*) X là số liệu shop tự hoạch định theo tình hình thực tế.
Giao Hàng Nhanh giúp shop gửi đơn “cực siêu”: Siêu Nhanh, Siêu Tiết Kiệm và Siêu An Toàn Sở hữu nhiều năm kinh nghiệm đồng hành cùng hàng trăm nghìn shop lớn - nhỏ (đặc biệt là các shop online), Giao Hàng Nhanh (GHN) tự tin mang lại giải pháp vận chuyển toàn diện, cao cấp. Bởi bao gồm các quyền lợi nổi bật như:
GHN “cân tất” mọi kiện hàng giúp shop đi đơn nhanh gọn.
Hãy là người đầu tiên trải nghiệm tất cả quyền lợi đặc biệt của GHN bằng cách đăng ký tài khoản sử dụng dịch vụ shop nhé! |
4. Ví dụ về triết lý kinh doanh của một vài thương hiệu nổi bật hiện nay
Để hiểu rõ hơn triết lý kinh doanh là gì, hãy cùng phân tích một số thông điệp bên dưới:
4.1 Câu chuyện truyền cảm hứng từ The Cocoon
Được truyền động lực từ hình ảnh cái kén - Cocoon, thương hiệu xác định thông điệp mình muốn truyền tải là xây dựng “ngôi nhà” để chăm sóc làn da, mái tóc của người Việt Nam. Cùng với đó, thương hiệu luôn muốn người tiêu dùng hiểu rõ rằng mỹ phẩm cũng như thực phẩm, đều là “món ăn bổ dưỡng” cần tiêu thụ hàng ngày mới tạo ra vẻ đẹp bền vững theo thời gian.
Do vậy, tất cả sản phẩm của Cocoon đều là những mỹ phẩm thiết yếu như tẩy trang, sữa rửa mặt, toner, son dưỡng… và 100% nguyên liệu thiên nhiên, quen thuộc với người Việt.
Triết lý kinh doanh của thương hiệu Cocoon truyền cảm hứng rất lớn cho người tiêu dùng Việt trong việc chăm sóc bản thân bằng những nguyên liệu thiên nhiên.
4.2 Triết lý kinh doanh của mỹ phẩm Lemonade
Lấy ý tưởng từ chính công việc trang điểm của mình, CEO Quách Ánh phát triển các sản phẩm makeup cơ bản như son, phấn nền, mascara… với mục tiêu thay đổi định kiến về sắc đẹp của người phụ nữ Việt Nam. Đó là “đừng theo đuổi bất kỳ tiêu chuẩn sắc đẹp nào bởi mỗi người một nét riêng”.
Kèm theo sứ mệnh ý nghĩa của Lemonade là giúp việc trang điểm hàng ngày trở nên dễ dàng bằng 100% sản phẩm được thiết kế riêng theo đặc điểm của người Việt.
Mỹ phẩm Lemonde tạo dựng sự thành công ấn tượng qua triết lý làm đẹp theo kiểu người Việt.
5. Gợi ý triết lý kinh doanh ý nghĩa cho một số ngành hàng phổ biến
Dưới đây là một vài đề xuất triết lý cho hoạt động kinh doanh sắp tới ở những ngành hàng thông dụng:
5.1 Thời trang
Không cần là tốt nhất, chỉ cần phù hợp nhất.
Không chọn cái hoàn hảo, chỉ còn cái thích hợp.
Giúp phụ nữ trở thành phiên bản hoàn hảo nhất.
Tạo cảm giác thoải mái như ở nhà.
Đặt sự thoải mái của khách hàng lên hàng đầu.
5.2 Mỹ phẩm
Tiên phong chăm chút sắc đẹp phái nữ bằng thành phần thiên nhiên lành tính.
Chú trọng chất lượng thay vì số lượng.
Giúp bạn tự tin với làn da khỏe mạnh và tươi sáng.
Giúp bạn chăm sóc làn da từ bên trong.
Chất lượng sản phẩm là trên hết.
5.3 Công nghệ
Không ngừng cải tiến mỗi ngày.
Thất bại không ngại.
Không ngừng đổi mới.
Tiên phong ứng dụng công nghệ mới nhất cho tất cả sản phẩm.
Đổi mới không ngừng để thành công hơn.
5.4 Phụ kiện điện thoại
Được thỏa sức là chính mình.
Được làm những gì mình muốn.
Hãy thỏa sức thể hiện phong cách cá nhân.
Tôn trọng sự khác biệt.
Không gì ngăn cản nổi ước mơ.
5.5 Đồ gia dụng
Không ngừng cải tiến.
Cùng bạn chăm chút tổ ấm nhỏ.
Đồ gia dụng thông minh cho cuộc sống đầy tiện nghi.
Tiết kiệm thời gian chăm sóc không gian nhỏ.
Đóng góp không ngừng vào sự tiến bộ và phát triển của xã hội.
Qua những chia sẻ kể trên, mong rằng người bán đã tìm thấy triết lý kinh doanh lý tưởng cho shop thời gian tới. Đừng quên đón đọc các nội dung khác trên website để có thêm nhiều bài học bán hàng hữu ích khác nhé!
Các chủ đề liên quan: