Logistics là gì? Phân loại, dịch vụ chính và quy trình thực hiện

Lĩnh vực logistics tại Việt Nam đang trên đà phát triển mạnh, mang đến nhiều cơ hội để shop mở rộng kinh doanh, xuất nhập khẩu hàng hóa thuận lợi. Vậy logistics là gì? Bài viết dưới đây sẽ giúp shop có cái nhìn tổng quan về logistics, hỗ trợ việc kinh doanh đạt hiệu quả tốt hơn. 

1. Logistics là gì?

Logistics là quá trình lập kế hoạch, triển khai, điều phối các hoạt động liên quan đến vận chuyển, lưu trữ và quản lý hàng hóa. Mục tiêu là đảm bảo hàng hóa được vận chuyển từ nơi này đến nơi khác một cách thông suốt, nhanh chóng và an toàn. 

Bên cạnh logistics truyền thống, hiện nay logistics điện tử (e-logistics) cũng được ứng dụng nhiều tại Việt Nam. Logistics điện tử đầu tư vào hệ thống công nghệ hiện đại để tối ưu hóa quy trình vận hành, rút ngắn thời gian xử lý và quản lý hàng hóa.  

Xem thêm: Quy trình xử lý đơn hàng hiệu quả

logistics là gì

Logistics bao gồm các hoạt động liên quan đến quá trình vận chuyển hàng hóa. 

2. Vai trò của logistics

Logistics đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế cũng như hiệu quả kinh doanh như: 

  • Vận chuyển hàng hóa dễ dàng: Logistics giúp hàng hóa được vận chuyển nhanh chóng, đảm bảo hàng hóa đến đúng nơi và đúng hẹn. Nhờ vậy các hoạt động kinh doanh tiếp theo diễn ra suôn sẻ, không bị gián đoạn. 

  • Tăng sức cạnh tranh với shop khác: Logistics vận hành thuận lợi thì hàng hóa sẽ đến tay khách hàng sớm nhất, cải thiện trải nghiệm mua sắm của người dùng và tăng độ uy tín cho shop. 

  • Tối ưu doanh thu: Logistics hiệu quả sẽ giúp shop bán được nhiều hàng, tăng tỷ lệ khách hàng quay lại mua sắm, từ đó nâng cao doanh thu cho shop. 

  • Thúc đẩy thương mại quốc tế: Vận chuyển hay xuất nhập khẩu hàng hóa dễ dàng giúp shop có thể mở rộng kinh doanh ra thị trường quốc tế và hợp tác với các đối tác nước ngoài. 

Xem thêm: Vận chuyển quốc tế là gì và các lưu ý giao nhận hàng nước ngoài

3. Phân loại logistics

Logistics hiện được phân thành 3 loại chính là: 

  • Inbound logistics: Đây là logistics đầu vào bao gồm các hoạt động như tiếp nhận, lưu trữ các nguyên vật liệu/thành phẩm từ nhà cung cấp. Giai đoạn này rất quan trọng, quyết định đến tiến độ và hiệu quả của các hoạt động phía sau. 

  • Outbound logistics: Đây là logistics đầu ra, gồm kho bãi lưu trữ, vận chuyển và phân phối hàng hóa đến các cửa hàng, người tiêu dùng cuối. Outbound logistics cần tối ưu hóa về địa điểm, thời gian, chi phí cho shop và người mua. 

  • Reverse logistics: Đây là logistics thu hồi, vận chuyển hàng hóa từ người dùng về lại nhà sản xuất hay nhà phân phối để bảo dưỡng, sửa chữa, thay thế hoặc loại bỏ. 

logistic là gì

Logistics có 3 loại là Inbound logistics, Outbound logistics và Reverse logistics. 

4. Các mô hình logistics

Có 5 mô hình logistics phổ biến hiện nay như: 

  • 1PL - First Party Logistics: Shop sẽ tự quản lý và thực hiện các hoạt động logistics. Điều này có nghĩa là shop sản xuất ra sản phẩm hoặc có sẵn sản phẩm và sẽ trực tiếp đóng gói, vận chuyển hàng, quản lý hàng tồn kho. 

  • 2PL - Second Party Logistics: Shop thuê công ty phụ trách logistics hỗ trợ xử lý một vài hoạt động như vận chuyển, kho vận, làm thủ tục hải quan,... 

  • 3PL - Third Party Logistics: Shop cũng thuê công ty logistics nhưng công ty này có phạm vi hoạt động rộng hơn. Cụ thể công ty có thể giúp shop quản lý toàn bộ hoạt động logistics hoặc một chuỗi hoạt động có liên kết với nhau. 

  • 4PL - Fourth Party Logistics: Mô hình này được phát triển dựa trên 3PL. Công ty 4PL ngoài hỗ trợ vận hành logistics còn phân tích dữ liệu, đánh giá độ hiệu quả, tư vấn kế hoạch logistics phù hợp với shop. 

  • 5PL - Fifth Party Logistics: Đây là mô hình hiện đại nhất, hợp tác với công ty 3PL, 4PL và các đơn vị vận tải khác qua hệ thống công nghệ thống nhất (quản lý đơn hàng, quản lý kho hàng,...). Công ty 5PL sẽ phân tích, đánh giá và tối ưu toàn bộ chuỗi cung ứng. 

Xem thêm: Logistics 1PL, 2PL, 3PL, 4PL, 5PL là gì và ví dụ cụ thể

5. Dịch vụ logistics là gì? Các dịch vụ chính cần biết

Dịch vụ logistics bao gồm các hoạt động chính như sau: 

  • Vận chuyển hàng hóa nhập kho, xuất kho.

  • Quản lý kho bãi, đội tàu.

  • Xếp dỡ container.

  • Dịch vụ đại lý vận tải hàng hóa.

  • Thực hiện các thủ tục hải quan. 

  • Kiểm tra vận đơn, môi giới vận tải hàng hóa, kiểm định hàng hóa, lấy mẫu và xác định trọng lượng. 

  • Hỗ trợ buôn bán, bán lẻ bao gồm quản lý hàng lưu kho, thu gom hàng hóa, phân loại và vận chuyển. 

  • Phân tích, kiểm định kỹ thuật.

  • Dịch vụ vận tải đa phương thức

logistics và quản lý chuỗi cung ứng là gì

Logistics có đa dạng dịch vụ như lưu trữ hàng hóa, làm thủ tục hải quan, vận chuyển hàng,... 

6. Tìm hiểu quy trình logistics

Quy trình logistics cơ bản gồm 5 bước:

  • Bước 1 - Mua hàng: Shop cần tìm kiếm, lựa chọn nhà cung cấp uy tín để mua được nguyên vật liệu hoặc sản phẩm có chất lượng và giá thành tốt.

  • Bước 2 - Lưu trữ hàng hóa: Shop tiến hành lưu trữ hàng hóa, bố trí kho bãi khoa học để bảo quản hàng hiệu quả và tối ưu chi phí lưu kho. 

  • Bước 3 - Quản lý hàng tồn kho: Shop kiểm tra và cập nhật số lượng hàng hóa trong kho để có kế hoạch nhập thêm hàng hoặc thanh lý hàng tồn phù hợp. 

  • Bước 4 - Xử lý đơn hàng: Shop tiếp nhận đơn hàng, kiểm tra hàng hóa trong kho và tiến hành đóng gói, chuẩn bị giao hàng. 

  • Bước 5 - Vận chuyển hàng: Shop tự giao hàng hoặc thuê đơn vị vận chuyển để đưa hàng hóa đến tay khách hàng trong thời gian sớm nhất. 

Ngoài quy trình cơ bản còn có quy trình logistics xuất nhập khẩu với nhiều bước phức tạp hơn. Việc hiểu rõ quy trình sẽ giúp hàng hóa được vận chuyển nhanh chóng và thuận lợi, đặc biệt là với hàng cần xuất nhập khẩu sang nước ngoài. 

7. Logistics và quản lý chuỗi cung ứng là gì? Khác nhau thế nào?

Quản lý chuỗi cung ứng (supply chain) là hệ thống bao gồm nhiều hoạt động như quản lý cung cầu, tham gia vào sản xuất, cung ứng hàng hóa, vận chuyển hàng hóa đến người dùng, phân phối nguồn lực,... Mục đích là hoàn thiện sản phẩm và đưa thành phẩm đến người tiêu dùng, giúp việc kinh doanh hiệu quả. 

Hoạt động logistics là một phần nhỏ trong quản lý chuỗi cung ứng khi chủ yếu tập trung vào quá trình vận chuyển hàng hóa. 

8. Giao Hàng Nhanh: Công ty dịch vụ logistics uy tín, mang đến giải pháp vận chuyển toàn diện

Với nhiều năm hoạt động trong lĩnh vực vận chuyển hàng hóa, Giao Hàng Nhanh (GHN) thấu hiểu được những khó khăn của shop trong quản lý và giao nhận hàng hóa, đặc biệt là trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt như hiện nay. Đó cũng là động lực để GHN không ngừng cải tiến và mang đến các giải pháp vận chuyển tối ưu, vừa rút ngắn thời gian giao hàng vừa giúp shop tiết kiệm chi phí đáng kể. 

Cụ thể, các dịch vụ kho vận của GHN như nhập hàng và lưu trữ, xử lý đơn hàng theo yêu cầu, quản lý đổi trả đơn hàng đều được thực hiện bởi đội ngũ nhân viên giàu kinh nghiệm của GHN kết hợp ứng dụng máy móc, phần mềm hiện đại. Từ đó giúp shop tăng tốc độ xử lý hàng hóa, quản lý đơn hàng trên web/app GHN chính xác theo thời gian thực. 

Hơn thế, cước phí Giao Hàng Nhanh cũng được thiết kế rất hợp lý khi giá tốt nhất chỉ từ 15.500 đồng (hàng thường) và từ 4.000 đồng/Kg cho 20kg đầu tiên (đơn GHN hàng cồng kềnh). 

Cùng với đó là các chính sách miễn phí lấy hàng tận nơi, miễn phí giao lại 3 lần, hỗ trợ chi phí cho các đơn bom hàng/hoàn hàng,... giúp shop tối ưu chi phí kinh doanh hiệu quả. 

>> Chọn đồng hành cùng GHN, shop hoàn toàn yên tâm về chất lượng dịch vụ. Đăng ký TẠI ĐÂY để hợp tác cùng GHN và bắt đầu hành trình giao nhận chất lượng chuẩn 5 sao ngay!

quản lý chuỗi cung ứng là gì

GHN cam kết hoàn thành đơn đúng hẹn, hàng đến nơi nguyên vẹn. 

Bài viết trên là các thông tin giải đáp cho thắc mắc logistics là gì. Hy vọng rằng shop đã hiểu rõ hơn về các hoạt động logistics và có cách triển khai hiệu quả, tối ưu quá trình vận chuyển hàng hóa và đạt doanh thu như mong đợi nhé.

Xem thêm: 

← Bài trước Bài sau →
Bài viết liên quan:
Top
search-ui Tra cứu
user Đăng ký / Đăng nhập