Zalo Marketing là gì? Mẹo tiếp thị hiệu quả, ít tốn phí
- Ngày đăng:
- Tip bán hàng
Zalo Marketing là một trong những công cụ nổi bật do nền tảng Zalo phát triển, có khả năng đem lại hiệu quả kinh doanh tốt cho các shop. Để hiểu rõ về công cụ này có đặc điểm, lợi ích gì và cách triển khai tốt nhất, mời shop cùng đọc tiếp bài viết dưới đây!
1. Bạn có biết Zalo Marketing là gì?
Zalo Marketing được hiểu đơn giản là hoạt động tiếp thị trên nền tảng mạng xã hội Zalo. Việc sử dụng Zalo Marketing nhằm mục đích đưa hình ảnh thương hiệu đến gần hơn với khách hàng thông qua hoạt động quảng cáo, chăm sóc khách hàng, PR, Zalo OA,...
Phần mềm Zalo Marketing là công cụ giúp thực hiện các hoạt động tiếp thị trên Zalo.
2. Tiếp thị Zalo Marketing: Nên hay không?
Các công ty, shop kinh doanh online nên xây dựng chiến dịch tiếp thị trên Zalo Marketing, bởi hình thức này mang đến nhiều lợi ích như:
- Tăng tỷ lệ khách chốt đơn: Zalo có số lượng nick ảo ở tỷ lệ thấp, bởi tài khoản Zalo được đăng ký từ số điện thoại của người dùng và có tính xác thực cao. Do đó, thực hiện tiếp thị trên Zalo Marketing sẽ giúp shop tăng tỷ lệ chuyển đổi mua sắm cao hơn.
- Tiếp cận được nhiều nhóm khách hàng: Phạm vi khách hàng tiềm năng mở rộng, khi Zalo có số lượng người dùng chiếm tỷ lệ cao từ 18 - 60 tuổi thuộc 63 tỉnh/thành phố. Từ đó giúp shop tiếp cận được số lượng khách hàng lớn hơn.
- Tối ưu chi phí kinh doanh cho shop: Chi phí thực hiện chiến dịch tiếp thị Zalo Marketing được đánh giá là tốt hơn các nền tảng khác. Đặc biệt, shop có thể đăng ký kênh cửa hàng, tiếp cận tư vấn, chốt đơn và chăm sóc khách hàng hoàn toàn miễn phí.
3. Zalo Marketing gồm bao nhiêu loại?
Dưới đây là 4 loại tiếp thị Zalo Marketing mà bạn nên biết nhằm vận dụng hiệu quả vào từng mặt hàng, đối tượng khách hàng,...
3.1 Tiếp thị trên Zalo bằng tài khoản cá nhân
Với hình thức này, chủ shop sẽ sử dụng tài khoản cá nhân để thực hiện các tính năng tiếp thị miễn phí của Zalo như đăng bài, chia sẻ bài viết/hình ảnh/video về sản phẩm, tạo và quản lý nhóm, tổ chức sự kiện online,...
Ví dụ, nếu bán hàng đồ dùng mẹ và bé, bạn có thể tạo sự kiện trên Zalo như: “Chụp hình khoảnh khắc cùng con” và chia sẻ/tag 3 người bạn sẽ được nhận voucher mua hàng giảm giá, hoặc tặng túi bỉm/bình sữa/quần áo,... Những lượt chia sẻ và phản hồi tích cực từ khách hàng cũ sẽ giúp bạn quảng bá sản phẩm rộng rãi, đồng thời gia tăng độ tin cậy với khách hàng mới hơn.
3.2 Thực hiện Zalo Marketing qua Official Account
Zalo Official Account hay còn gọi là Zalo OA là tài khoản dành cho các doanh nghiệp, shop bán hàng. Với hình thức Zalo Marketing này, shop có thể gửi tin nhắn về sản phẩm, chương trình khuyến mãi,... đến các khách hàng đã bấm quan tâm trang của shop. Các shop có thể lựa chọn hình thức lập tài khoản Zalo OA doanh nghiệp để được trải nghiệm các tiện ích hấp dẫn như gửi tin broadcard/tháng cho người dùng, gửi tin nhắn trực tiếp đến khách hàng và tạo cửa hàng, thêm sản phẩm.
Zalo Official Account (Zalo OA) là tài khoản giúp shop có thể truyền thông hiệu quả trên nền tảng Zalo.
3.3 Tiếp thị bằng dịch vụ quảng cáo
Zalo hiện cung cấp cho shop, doanh nghiệp đa dạng dịch vụ quảng cáo với chi phí thấp nhưng lại mang đến lượt tiếp cận khách hàng ấn tượng. Một số hình thức quảng cáo shop có thể tham khảo:
- Quảng cáo Zalo OA: Là hình thức giúp tăng tỷ lệ hiển thị trang Zalo OA của shop giúp tăng lượt quan tâm mới, tương tác cho cửa hàng. Đặc biệt, khi shop có được số lượng người theo dõi ban đầu thì có thể triển khai các chiến lược tái tiếp cận (re-marketing) về sau.
- Quảng cáo Zalo form: Hình thức này sẽ hiển thị thông tin quảng cáo của shop đến trang tin của người dùng. Theo đó, khi họ nhấp vào quảng cáo sẽ hiện form để họ điền thông tin. Hình thức này thường phù hợp với các chiến dịch như tăng độ nhận diện hoặc thu thập thông tin khách hàng, phục vụ cho các kế hoạch tiếp thị sau này.
- Quảng cáo website: Đường link landing page, website chính thức của shop sẽ được gắn kèm trong các nội dung video, hình ảnh. Khi người dùng Zalo nhấp vào giao diện sẽ hiện lên website khác là trang web của cửa hàng, công ty. Hình thức quảng cáo này giúp shop tăng độ lượt truy cập vào website, đồng thời gợi lên tò mò cho khách hàng với sản phẩm hoặc thương hiệu.
- Quảng cáo bài viết: Giúp shop giới thiệu các dịch vụ, sản phẩm, chương trình khuyến mãi,... đến khách hàng thông qua các bài viết chi tiết giúp tăng cơ hội chốt đơn. Bên cạnh đó, hình thức này còn khuyến khích khách hàng để lại các thông tin cá nhân, từ đó giúp shop dễ dàng trong tư vấn và xây dựng mối quan hệ với họ. Thông thường, hình thức quảng cáo này sẽ hiển thị các bài quảng cáo trên trang Zalo OA, trang tin của hoặc dưới dạng tin nhắn gửi đến khách hàng.
- Quảng cáo sản phẩm: Nếu shop muốn sản phẩm của mình được giới thiệu một cách trực quan, sinh động đến người mua thì có thể sử dụng hình thức quảng cáo video của Zalo. Hình thức này được thực hiện dưới dạng các video ngắn mô tả quá trình trải nghiệm sản phẩm giúp tăng khả năng quảng bá sản phẩm của thương hiệu.
3.4 Zalo Ads
Zalo Ads là một trong những hình thức tiếp thị trên Zalo giúp shop thiết lập quảng cáo hướng đến đối tượng khách hàng dựa trên các tiêu chí như độ tuổi, giới tính, khu vực sống,... Sau đó Zalo sẽ tự động phân tích và đưa ra các chiến dịch phù hợp, tiếp cận đúng nhu cầu và tâm lý của khách hàng mục tiêu.
Zalo Ads là công cụ giúp shop tiếp cận tệp khách hàng lớn, hiển thị quảng cáo thông minh, từ đó giúp shop tăng doanh thu hiệu quả.
4. Hướng dẫn 7 bước lập kế hoạch tiếp thị Zalo Marketing chi tiết
Để có thể tận dụng tốt công cụ tiếp thị trên Zalo, shop đừng bỏ qua các bước lập kế hoạch chi tiết dưới đây:
Bước 1: Hiểu rõ tình hình quảng cáo trên Zalo
Shop cần nắm bắt các thông tin về hình thức quảng cáo mới, nổi bật trên Zalo nhằm lựa chọn được những dịch vụ phù hợp với sản phẩm và đối tượng khách hàng mục tiêu. Bên cạnh đó, shop nên tìm hiểu những yêu cầu của Zalo đối với nội dung quảng cáo thuộc từng nhóm ngành khác nhau.
Ví dụ như, nếu shop bán các sản phẩm thực phẩm chức năng, Zalo sẽ đưa ra các lưu ý cụ thể trong quảng cáo như nhà bán hàng cần chuẩn bị Bản công bố sản phẩm, Phiếu kiểm nghiệm sản phẩm, nội dung quảng cáo cần phải có câu “sản phẩm này không phải thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh”,...
Bước 2: Xác định thị trường mục tiêu
Bước tiếp theo trong lập kế hoạch tiếp thị trên Zalo Marketing là lựa chọn thị trường mục tiêu và “vẽ” nên chân dung khách hàng dựa trên các yếu tố về nhân khẩu học, hành vi, tâm lý,... Để làm được điều đó, chủ shop nên tìm hiểu rõ về đặc điểm của khách hàng mục tiêu thông qua các câu hỏi như lý do khách hàng lựa chọn sản phẩm, lợi ích sản phẩm mang lại cho khách hàng, thói quen mua sắm,...
Bước 3: Xác định và phân tích các đối thủ cạnh tranh
Để xác định được đối thủ cạnh tranh, shop có thể tìm kiếm thông qua công cụ tìm kiếm Google, trang thương mại điện tử và Zalo OA. Tiếp đến shop bắt đầu phân tích đối thủ cạnh tranh trên các phương diện: Mặt hàng kinh doanh, sản phẩm bán chạy, sản phẩm có doanh số thấp, nội dung bài đăng về sản phẩm, giá cả, chương trình khuyến mãi,... Điều này giúp shop tìm kiếm được hướng đi mới mẻ, hiệu quả và thu hút khách hàng hơn so với các cửa hàng khác.
Bước 4: Hoạch định mục tiêu rõ ràng
Sau khi đã xác định được đối tượng khách hàng mục tiêu, đối thủ cạnh tranh, ngành hàng buôn bán,... thì shop bắt đầu lên kế hoạch tiếp thị rõ ràng dựa trên các thông tin đã thu thập. Để xác định mục tiêu, shop có thể dựa trên mô hình SMART gồm 5 tiêu chí là tính cụ thể, độ khả thi, sự liên quan và thời hạn đạt được mục tiêu.
Dựa trên mô hình SMART, shop có thể đưa ra được một bản kế hoạch tiếp thị với mục tiêu cụ thể, mang đến hiệu quả tốt.
Bước 5: Lên kế hoạch tiếp thị
Trước khi thực hiện chiến dịch, shop cần phải có giai đoạn chạy thử quảng cáo của sản phẩm, nhằm xác định được tính khả thi của kế hoạch, điểm mạnh - điểm hạn chế, thời gian hoàn thành dự án, các giai đoạn của chiến dịch,... Qua đó shop có chiến lược quảng cáo rõ ràng, giúp tiết kiệm thời gian và chi phí.
Bước 6: Xác định ngân sách cho phép
Trong bước này, shop sẽ xác định rõ mức ngân sách cho phép để thực hiện chiến dịch quảng cáo trên Zalo nằm trong khả năng chi trả tương ứng với doanh số bán được. Đặc biệt, việc xác định ngân sách này còn giúp shop điều chỉnh, cân đối chi phí quảng cáo ở các kênh khác nhau.
Bước 7: Tiến hành triển khai
Shop bắt đầu chạy quảng cáo cho sản phẩm mới, chương trình khuyến mãi,... dựa trên kế hoạch tiếp thị. Ngoài ra, còn sử dụng các công cụ phân tích của Zalo Marketing để đo lường hiệu quả chiến dịch.
5. Bí quyết áp dụng Marketing Zalo hiệu quả, ra đơn “khủng”
Dưới đây là các tips giúp shop có thể vận dụng tốt các tính năng của Zalo Marketing:
5.1 Sử dụng phần mềm Zalo Marketing
Khi triển khai các kế hoạch tiếp thị thì việc sử dụng các phần mềm sẽ giúp shop thực hiện chiến dịch dễ dàng và tối ưu nhất. Theo đó, các phần mềm này có thể giúp shop trong việc chăm sóc khách hàng, hẹn lịch đăng bài tự động, kết bạn hàng loạt dựa trên dữ liệu có sẵn, gửi tin nhắn đến khách hàng và hỗ trợ quảng bá sản phẩm.
Gợi ý đến shop một số phần mềm Zalo Marketing tốt nhất hiện nay:
- Phần mềm MKT Zalo: Giúp shop tự động kết bạn, gửi tin nhắn/hình ảnh hàng loạt, chăm sóc khách hàng và hỗ trợ quản lý nhiều tài khoản Zalo cùng lúc.
- Phần mềm Zalo Pro: Bao gồm 6 chức năng chính hỗ trợ shop kinh doanh hiệu quả như gửi lời mời kết bạn, tin nhắn tự động, đăng bài dựa trên nội dung có sẵn, hỗ trợ khai thác chức năng trên nhiều tài khoản khác nhau,...
- Phần mềm Zalo Marketing iClick: Với các tính năng chính là giúp shop gửi lời mời kết bạn cho nhiều người cùng lúc, hỗ trợ xây dựng danh sách khách hàng tiềm năng, chức năng thêm bạn đồng bộ với danh bạ,...
- Phần mềm Simple Zalo: Hướng tới các đối tượng khách hàng chính là doanh nghiệp, người kinh doanh trên Zalo. Nhờ đó tiếp cận các đối tượng khách hàng này thông qua tin nhắn, bài đăng, hỗ trợ kết bạn Zalo với khách hàng trên Facebook,...
- Phần mềm Zalo Plus: Hỗ trợ shop các tính năng nổi bật như gửi tin nhắn hàng loạt, hỗ trợ kết bạn thông qua gợi ý (vị trí hoặc nhóm chat), tạo tương tác tự động (like, bình luận,...), lên lịch đăng bài tự động trên nhiều tài khoản,...
5.2 Tận dụng những tính năng miễn phí trên Zalo
Việc tích hợp các tính năng miễn phí của Zalo vào trong chiến dịch tiếp thị sẽ giúp nhà bán hàng tiếp cận gần hơn đến khách hàng mục tiêu và vận hành cửa hàng tốt hơn. Cùng tham khảo một số tính năng của Zalo dưới đây:
- Zalo OA: Được xem là tài khoản chính thức của cửa hàng, thương hiệu hay công ty. Với ưu điểm dễ dàng sử dụng, đăng tải dễ dàng thông tin về tiếp thị (khuyến mãi, giới thiệu sản phẩm mới,...), đồng thời có thể quảng cáo trang Zalo OA đến nhiều người dùng hơn.
- Zalo Shop: Là trang bán hàng, nơi mà shop có thể đăng tải sản phẩm, thực hiện các chương trình flash sale, khuyến mãi nhằm thu hút khách hàng chốt đơn.
- Zalo Form Ads: Đây là công cụ hỗ trợ shop trong việc thu thập thông tin của các khách hàng tiềm năng. Với hình thức này, quảng cáo thường sẽ xuất hiện trên Zalo News Feed, Zalo Article, nhờ đó shop có thể tăng tỷ lệ khách hàng quan tâm đến sản phẩm, thương hiệu.
- Zalo Broadcast: Công cụ giúp shop gửi thông tin đến toàn bộ những người đang có sự quan tâm đến sản phẩm, thương hiệu. Nhờ đó shop sẽ nắm bắt được các thông tin về thông tin của khách hàng tiềm năng, đánh giá hiệu quả của các bài đăng sản phẩm thông qua lượt tương tác, chia sẻ,...
- Zalo ZNS: Là dịch vụ gửi thông báo chăm sóc khách hàng tới các số điện thoại trên Zalo. Công cụ này có thể sử dụng với đa dạng hình thức như dạng bảng, văn bản, mã xác nhận và đánh giá dịch vụ. Đồng thời Zalo ZNS còn giúp shop duy trì sự kết nối với khách hàng, nắm bắt thông tin nhanh chóng, dễ dàng qua lượt nhấp,...
Zalo tích hợp nhiều tính năng miễn phí mà shop có thể tận dụng khi bán hàng trên nền tảng này.
5.3 Đầu tư hình ảnh, nội dung chất lượng
Để có thể thu hút khách hàng quan tâm đến các quảng cáo của shop, phần hình ảnh và nội dung cũng cần được chăm chút kỹ lưỡng. Đối với hình ảnh sản phẩm, shop nên đầu tư về bối cảnh, ánh sáng, đồng thời căn chỉnh màu sắc, bố cục phù hợp để cho ra những bức ảnh tốt, chất lượng sắc nét. Còn về nội dung, chủ shop nên tập trung tìm hiểu những điều khách hàng cần, nỗi lo của họ, từ đó khai thác nội dung đánh mạnh vào tâm lý để tăng khả năng chốt đơn.
5.4 Đảm bảo vận chuyển hàng hóa đúng hẹn
Hãy lựa chọn đơn vị vận chuyển đáng tin cậy giúp gửi kiện hàng đến khách hàng nhanh chóng và nguyên vẹn. Điều này giúp khách hàng có thiện cảm hơn với shop, nhờ đó họ sẽ đưa ra những đánh giá tốt về shop và tăng khả năng quay lại mua vào lần sau. Gợi ý đến các chủ shop Giao Hàng Nhanh (GHN) đơn vị vận chuyển đồng hành cùng hàng nghìn shop kinh doanh online. Để nhận được sự tin tưởng đó, GHN luôn:
- Cam kết tốc độ vận chuyển nhanh ấn tượng: Đối với đơn nội thành chỉ trong 24 giờ, 1 - 2 ngày đối với đơn liên tỉnh. Nhờ đó người nhận nhận hàng nhanh chóng, từ đó hài lòng về chất lượng dịch vụ của shop giúp tăng tỷ lệ quay lại mua sắm.
- Bảo đảm đưa đơn đúng người, nguyên vẹn: GHN tích hợp hệ thống xử lý đơn hàng tự động 100% tại các kho trung chuyển giúp xử lý đơn ít sai sót hơn (dưới 3%). Đồng thời tăng tốc độ phân loại lên đến 30.000 đơn/giờ, đặc biệt kho trung chuyển Xuyên Á là 100.000 đơn/giờ. Cùng với đó là đội ngũ shipper chuyên nghiệp với thao tác nhanh nhẹn giúp đơn hàng được giao nhanh chóng, nguyên vẹn đến tận tay người nhận.
- Chi phí vận chuyển hợp lý: GHN tối ưu hóa chi phí vận chuyển chỉ còn mức tối thiểu và hơn hết cung cấp thêm chính sách đặc biệt cho shop có lượng đơn đều đặn 400 đơn/tháng. Bảng cước phí này giúp các shop mới kinh doanh, shop nhỏ kinh doanh thuận lợi, thu hồi vốn nhanh chóng.
GHN có bảng cước phí siêu tốt giúp shop tối ưu chi phí tập trung cho chiến lược Zalo Marketing hiệu quả.
>> Trở thành đối tác của GHN TẠI ĐÂY để được trải nghiệm dịch vụ tốt nhất, giúp shop kinh doanh online hiệu quả.
5.5 Chăm sóc khách hàng nhiệt tình
Chăm sóc khách hàng cũng là yếu tố ảnh hưởng đến hình ảnh thương hiệu và tỉ lệ quay lại mua sắm. Chính vì vậy, shop nên có một đội ngũ chăm sóc khách hàng chuyên nghiệp, xử lý tình huống khéo léo để có thể giao tiếp và xử lý các tình huống kịp thời khi có những khiếu nại. Đồng thời, đội ngũ chăm sóc khách hàng cũng có thể trở thành các nhân viên bán hàng khi giới thiệu đến khách hàng cũ các sản phẩm, dịch vụ mới của shop, kích thích nhu cầu mua sắm của họ.
Trên đây là toàn bộ thông tin chi tiết về Zalo Marketing cùng các bước để lập một chiến dịch tiếp thị hiệu quả nhờ công cụ này. Mong rằng qua bài viết trên, các shop đã có thể tự tin xây dựng một chiến dịch tiếp thị trên nền tảng Zalo, nhằm thu hút khách hàng mục tiêu, từ đó tăng doanh thu hiệu quả. Chúc shop thành công!