Tìm hiểu 8 hỗ trợ của Nghị quyết 68 dành cho kinh tế tư nhân

Nghị quyết 68 của Chính phủ đã ban hành nhiều giải pháp kịp thời nhằm tháo gỡ khó khăn và hỗ trợ kinh tế tư nhân. Bài viết này sẽ tổng hợp chi tiết 8 hỗ trợ của Nghị quyết 68 dành cho kinh tế tư nhân, từ các chính sách về tài chính, lao động đến những biện pháp khác, giúp shop bạn vững vàng vượt qua khó khăn và phát triển mạnh mẽ. Đừng bỏ lỡ cơ hội này, tìm hiểu ngay!

1. Kinh tế tư nhân là gì?

Kinh tế tư nhân là một thành phần quan trọng trong cơ cấu kinh tế của một quốc gia. Nó được hình thành và phát triển dựa trên quyền sở hữu tư liệu sản xuất và lợi ích cá nhân của các cá thể hoặc một nhóm người (doanh nghiệp tư nhân).

Hiểu đơn giản, kinh tế tư nhân là toàn bộ các hoạt động sản xuất, kinh doanh do cá nhân, hộ gia đình hoặc doanh nghiệp không thuộc nhà nước làm chủ và tự quyết định mọi hoạt động. Mục tiêu chính của họ là kiếm lời và phát triển hoạt động kinh doanh của mình.

2. Điểm danh 8 hỗ trợ của Nghị quyết 68 dành cho khối kinh tế tư nhân

Nghị quyết 68 đã đưa ra nhiều hỗ trợ thiết thực, tạo điều kiện thuận lợi để các cá nhân hoặc doanh nghiệp tư nhân vượt qua khó khăn trong quá trình kinh doanh. Dưới đây là 8 hỗ trợ nổi bật mà bạn cần biết:

2.1 Giảm thời gian xử lý thủ tục, chi phí tuân thủ

Nghị quyết 68 đặt mục tiêu loại bỏ các rào cản, tạo ra một môi trường kinh doanh minh bạch, rõ ràng, ổn định, dễ tuân thủ và chi phí thấp cho doanh nghiệp. Cụ thể, chính phủ sẽ đẩy mạnh số hóa, tự động hóa và ứng dụng AI vào các thủ tục hành chính, đặc biệt trong các lĩnh vực như đăng ký kinh doanh, đất đai, thuế, hải quan.

Mục tiêu trong năm 2025, Việt Nam loại bỏ các điều kiện kinh doanh chồng chéo và không cần thiết, cắt giảm ít nhất:

  • 30% thời gian xử lý thủ tục hành chính.
  • 30% chi phí tuân thủ pháp luật.
  • 30% điều kiện kinh doanh không cần thiết.

Đồng thời, các dịch vụ công sẽ được cung cấp không phụ thuộc địa giới hành chính. Tầm nhìn đến năm 2028 là đưa môi trường đầu tư của Việt Nam vào top 3 ASEAN và top 30 toàn cầu, mang lại lợi ích lớn cho kinh tế tư nhân.

Nghị quyết 68 đặt ra mục tiêu giảm thời gian xử lý thủ tục hành chính, chi phí tuân thủ, từ đó tạo môi trường kinh doanh thuận lợi hơn.

>> Xem thêm: Thông tin tổng quan về Nghị quyết 68

2.2 Ưu tiên áp dụng biện pháp dân sự, kinh tế, hành chính thay vì hình sự khi có vi phạm

Nghị quyết 68 tập trung thay đổi cách xử lý vi phạm của doanh nghiệp tư nhân. Cụ thể:

  • Các quy định pháp luật sẽ được sửa đổi để ưu tiên các biện pháp dân sự, kinh tế, hành chính trước. Mục đích là để doanh nghiệp tư nhân chủ động khắc phục lỗi và thiệt hại.
  • Nếu có thể chọn giữa xử lý hình sự hoặc không, cơ quan chức năng sẽ kiên quyết không hình sự hóa.
  • Khi bắt buộc phải xử lý hình sự, biện pháp khắc phục hậu quả về kinh tế sẽ được ưu tiên hàng đầu và dùng làm căn cứ quan trọng cho các bước xử lý tiếp theo.
  • Nghị quyết cũng quy định rõ không hồi tố pháp luật để gây bất lợi cho doanh nghiệp.
  • Đảm bảo nguyên tắc suy đoán vô tội và xử lý nhanh các vụ việc thiếu chứng cứ để không làm ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh.
  • Việc niêm phong, kê biên, tạm giữ, phong tỏa tài sản phải đảm bảo:

+ Đúng thẩm quyền, trình tự, thủ tục và phạm vi quy định.
+ Không xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân hay tổ chức.
+ Bảo đảm giá trị tài sản bị cưỡng chế phải tương ứng với thiệt hại dự kiến trong vụ án.

2.3 Mỗi năm chỉ thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp tối đa 1 lần

Nghị quyết 68 mang đến sự đổi mới trong hoạt động thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp. Theo đó tại Nghị quyết này, Bộ Chính trị yêu cầu:

  • Mỗi doanh nghiệp chỉ bị thanh tra, kiểm tra tối đa một lần mỗi năm, trừ khi có dấu hiệu vi phạm rõ ràng.
  • Xử lý nghiêm các hành vi lạm dụng quyền thanh tra gây phiền hà, nhũng nhiễu cho doanh nghiệp.
  • Ưu tiên thanh tra, kiểm tra qua mạng (trực tuyến); các shop tuân thủ tốt pháp luật có thể được miễn kiểm tra thực tế.
  • Xây dựng hệ thống dữ liệu và ứng dụng Trí tuệ nhân tạo (AI) để cảnh báo sớm các rủi ro vi phạm pháp luật.

2.4 Giảm tiền thuê đất trong khu công nghiệp cho doanh nghiệp

Nghị quyết 68 cho phép địa phương dùng ngân sách để hỗ trợ các đơn vị đầu tư hạ tầng khu công nghiệp, cụm công nghiệp hoặc vườn ươm công nghệ. Đổi lại, những đơn vị này phải dành một phần đất đã phát triển hạ tầng để cho các doanh nghiệp công nghệ cao, doanh nghiệp nhỏ và vừa, hoặc doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo thuê. Cụ thể, các địa phương sẽ dựa vào tình hình thực tế để xác định quỹ đất đổi, ít nhất là 20 hecta mỗi khu/cụm công nghiệp, hoặc 5% tổng diện tích đất đã có hạ tầng.

Đặc biệt, Nhà nước sẽ giảm tối thiểu 30% tiền thuê đất cho các doanh nghiệp này trong 5 năm đầu kể từ khi ký hợp đồng. Số tiền được giảm sẽ được hoàn lại cho chủ đầu tư bằng cách trừ vào tiền thuê đất mà họ phải nộp. Ngoài ra, các doanh nghiệp này còn nhận được hỗ trợ về hạ tầng như mặt bằng sạch, điện, nước, giao thông, thông tin liên lạc và hỗ trợ về thủ tục hành chính.

2.5 Nhiều ưu đãi về thuế dành cho doanh nghiệp

Nghị quyết 68 mang đến nhiều chính sách thuế hấp dẫn, giúp giảm bớt gánh nặng tài chính và khuyến khích sự phát triển của các doanh nghiệp.

2.5.1 Bãi bỏ lệ phí môn bài, miễn thuế thu nhập doanh nghiệp cho doanh nghiệp vừa và nhỏ trong 3 năm đầu

Nghị quyết 68 quy định miễn thuế thu nhập doanh nghiệp cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong 3 năm đầu thành lập. Đây là một chính sách đặc biệt quan trọng nhằm hỗ trợ những doanh nghiệp mới, giúp họ có thêm nguồn lực để phát triển.

Đồng thời, lệ phí môn bài của doanh nghiệp cũng sẽ được bãi bỏ. Chính phủ cam kết bố trí đủ nguồn lực từ ngân sách trung ương và địa phương, kết hợp với việc huy động từ các quỹ đầu tư, hiệp hội cũng như các tổ chức khác để hỗ trợ chương trình, chính sách dành cho doanh nghiệp.

Theo Nghị định 68, doanh nghiệp vừa và nhỏ được bãi bỏ lệ phí môn bài, miễn thuế thu nhập doanh nghiệp trong 3 năm đầu.

>> Xem thêm: Nghị quyết bỏ thuế khoán đối với hộ kinh doanh

2.5.2 Chi phí đào tạo được trừ vào thu nhập tính thuế

Để giúp các doanh nghiệp tư nhân nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, Nghị quyết 68 đã đề ra giải pháp: Chi phí đào tạo và đào tạo lại nhân lực sẽ được tính vào chi phí được trừ khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp. Điều này có nghĩa là khoản tiền doanh nghiệp bỏ ra để nâng cao kỹ năng cho nhân viên sẽ giúp giảm số tiền thuế phải nộp.

2.5.3 Miễn, giảm thuế cho doanh nghiệp đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số

Để khuyến khích các shop và doanh nghiệp tư nhân đẩy mạnh khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, chuyển đổi xanh để hướng tới kinh doanh bền vững, Nghị quyết 68 đưa ra hàng loạt ưu đãi thuế hấp dẫn:

  • Nhân đôi chi phí nghiên cứu và phát triển (R&D): Doanh nghiệp được phép tính 200% chi phí R&D thực tế vào chi phí được trừ khi tính thuế thu nhập. Điều này giúp giảm đáng kể số thuế phải nộp cho các hoạt động nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới.
  • Hỗ trợ đầu tư công nghệ: Chính sách hỗ trợ chi phí đầu tư mua sắm máy móc, đổi mới công nghệ cũng như các chi phí chuyển đổi số, chuyển đổi xanh sẽ được thực hiện thông qua cơ chế khấu trừ thuế thu nhập doanh nghiệp hoặc tài trợ từ các quỹ chuyên biệt.
  • Lập quỹ phát triển khoa học công nghệ: Doanh nghiệp được phép trích tối đa 20% thu nhập tính thuế thu nhập để lập quỹ phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và nghiên cứu phát triển. Quỹ này có thể dùng để tự thực hiện các dự án nghiên cứu, phát triển hoặc dùng để đặt hàng, thuê các đơn vị, cá nhân bên ngoài thực hiện các nghiên cứu và phát triển công nghệ.
  • Miễn, giảm thuế cho khởi nghiệp và hỗ trợ khởi nghiệp: Các doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo, công ty quản lý quỹ đầu tư mạo hiểm và các tổ chức trung gian hỗ trợ khởi nghiệp sẽ được miễn, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp ngay từ khi phát sinh nghĩa vụ thuế.
  • Ưu đãi thuế thu nhập cá nhân/doanh nghiệp cho đầu tư khởi nghiệp: Cá nhân, tổ chức có thu nhập từ việc chuyển nhượng vốn góp hoặc quyền góp vốn vào các shop khởi nghiệp sáng tạo sẽ được miễn thuế thu nhập cá nhân và thuế thu nhập doanh nghiệp.
  • Hỗ trợ chuyên gia, nhà khoa học: Các chuyên gia, nhà khoa học làm việc tại doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo, trung tâm nghiên cứu phát triển, trung tâm đổi mới sáng tạo hoặc các tổ chức hỗ trợ khởi nghiệp sẽ được hưởng chính sách miễn, giảm thuế thu nhập cá nhân.

Nghị định 68 hỗ trợ miễn hoặc giảm thuế cho doanh nghiệp đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số.

>> Xem thêm: Thông tin Nghị quyết về thuế thu nhập cá nhân đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ

2.6 Ưu đãi trong hoạt động cho vay vốn

Nghị quyết 68 mang đến nhiều ưu đãi quan trọng trong hoạt động vay vốn, giúp các shop và doanh nghiệp tư nhân tiếp cận nguồn vốn dễ dàng hơn, đặc biệt là các shop vừa và nhỏ:

  • Ưu tiên nguồn tín dụng thương mại: Các chính sách tín dụng sẽ được rà soát và hoàn thiện để ưu tiên nguồn tín dụng thương mại cho các doanh nghiệp tư nhân. Nguồn vốn này dùng để đầu tư máy móc, thiết bị, công nghệ mới, chuyển đổi xanh, chuyển đổi số, thúc đẩy hoạt động xuất khẩu hay tham gia vào chuỗi sản xuất và phân phối.
  • Khuyến khích cho vay dựa trên hiệu quả: Các tổ chức tài chính, tín dụng được khuyến khích cho vay dựa trên việc thẩm định phương thức kinh doanh, khả năng mở rộng thị trường, dữ liệu, dòng tiền và chuỗi giá trị. Họ cũng sẽ xem xét các loại tài sản bảo đảm đa dạng hơn bao gồm động sản, tài sản vô hình, tài sản hình thành trong tương lai và hình thức cho vay tín chấp.
  • Hoàn thiện quỹ bảo lãnh tín dụng: Khung pháp lý và mô hình hoạt động của các quỹ bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa sẽ được rà soát, hoàn thiện ở cả trung ương cũng như địa phương. Đồng thời khuyến khích các tổ chức tài chính, doanh nghiệp lớn tham gia bảo lãnh cho các khoản vay của doanh nghiệp vừa và nhỏ, chấp nhận rủi ro do các điều kiện khách quan.
  • Mở rộng Quỹ Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa: Khung pháp lý và cơ chế hoạt động của Quỹ Phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ sẽ được hoàn thiện theo hướng mở rộng đối tượng; đơn giản, minh bạch và số hóa quy trình tiếp nhận, thẩm định, cho vay cũng như giải ngân vốn.
  • Tăng cường vốn cho khởi nghiệp: Nghị quyết cũng thúc đẩy việc bổ sung chức năng đầu tư cho các quỹ đầu tư địa phương cũng như tư nhân, nhằm tăng nguồn vốn cho shop vừa và nhỏ. Các quỹ này sẽ tài trợ vốn ban đầu cho dự án khởi nghiệp và hỗ trợ vay vốn.
  • Đa dạng hóa nguồn cung tín dụng: Xem xét và điều chỉnh lại các quy định dành cho công ty tài chính, công ty cho thuê tài chính, hoặc các quỹ đầu tư... Mục tiêu là để có thêm nhiều nguồn cung cấp vốn vay khác nhau trên thị trường, giúp doanh nghiệp tư nhân dễ dàng vay vốn hơn.
  • Thử nghiệm mô hình cho vay mới: Ban hành khung pháp lý thử nghiệm các mô hình như cho vay ngang hàng (P2P lending) và sàn giao dịch gọi vốn cộng đồng. Điều này nhằm kết nối trực tiếp shop nhỏ và vừa với các cá nhân, tổ chức tài trợ vốn.
  • Kết nối và chia sẻ thông tin: Thúc đẩy kết nối và chia sẻ thông tin giữa các hệ thống ngân hàng, thuế và các cơ quan liên quan. Việc liên thông dữ liệu này giúp các tổ chức tín dụng dễ dàng đánh giá và chấm điểm tín dụng của doanh nghiệp. Qua đó nâng cao tỷ lệ vay vốn thành công cho doanh nghiệp vừa và nhỏ, hộ kinh doanh.

2.7 Xóa bỏ hình thức thuế khoán đối với hộ kinh doanh 

Bắt đầu từ năm 2026, hộ kinh doanh sẽ không còn đóng thuế theo hình thức khoán. Thay vào đó, hộ kinh doanh sẽ phải tự kê khai và nộp thuế dựa trên doanh thu thực tế mà họ đạt được. Cải cách này không chỉ giúp việc thu thuế minh bạch mà còn tạo điều kiện để các hộ kinh doanh phát triển thành các doanh nghiệp chuyên nghiệp hơn.

Xóa bỏ hình thức thuế khoán nhằm minh bạch, công bằng và hiện đại hóa công tác quản lý thuế, đồng thời khuyến khích các hộ kinh doanh phát triển tốt hơn.

2.8 Cung cấp miễn phí phần mềm kế toán, dịch vụ tư vấn kế toán, thuế

Theo Nghị quyết 68 các doanh nghiệp nhỏ, siêu nhỏ và hộ kinh doanh được cung cấp miễn phí các nền tảng số và phần mềm kế toán. Không chỉ vậy, họ còn được hỗ trợ miễn phí các dịch vụ tư vấn pháp lý, cùng với các khóa đào tạo về quản trị doanh nghiệp, kế toán, thuế, nhân sự và pháp luật. Những hỗ trợ này nhằm giảm gánh nặng chi phí giúp các doanh nghiệp nhỏ, siêu nhỏ và hộ kinh doanh tối ưu hóa quy trình quản lý và nâng cao khả năng cạnh tranh.

3. Nghị quyết 68 mở ra cơ hội gì cho mô hình hộ kinh doanh? 

Nghị quyết 68 mang đến những cơ hội lớn giúp các hộ kinh doanh phát triển mạnh mẽ hơn, đặc biệt là khi khuyến khích họ chuyển đổi thành mô hình doanh nghiệp. Hiện tại, hộ kinh doanh đang phải chịu một số loại thuế và gặp phải các khó khăn nhất định:

  • Thuế Giá trị Gia tăng (GTGT): Tỷ lệ thuế GTGT áp dụng cho hộ kinh doanh thường là 1% trên doanh thu.
  • Thuế Thu nhập Cá nhân (TNCN): Người bán sẽ phải nộp thuế TNCN theo tỷ lệ là 0,5% trên doanh thu bán hàng.
  • Lệ phí Môn bài: Khoản phí thường niên.

Bên cạnh các loại thuế phải nộp theo quy định, hộ kinh doanh còn gặp những khó khăn khác như:

  • Gánh nặng thuế cao: Hộ kinh doanh không được khấu trừ các chi phí hợp lệ, dẫn đến việc phải nộp thuế trên tổng doanh thu, gây ra gánh nặng tài chính lớn.
  • Không có tư cách pháp nhân: Điều này gây khó khăn trong việc ký kết các hợp đồng lớn, mở rộng hợp tác.
  • Khó tiếp cận vốn ngân hàng: Thiếu tư cách pháp nhân khiến việc vay vốn từ ngân hàng trở nên khó khăn hơn.

Chính vì vậy, Nghị quyết 68 đã tạo động lực mạnh mẽ để hộ kinh doanh chuyển đổi thành doanh nghiệp nhỏ. Khi trở thành doanh nghiệp, họ sẽ có cơ hội tiếp cận nhiều ưu đãi và hỗ trợ lớn hơn từ nhà nước. Chẳng hạn như chính sách miễn, giảm thuế, dễ dàng tiếp cận nguồn vốn và được bảo vệ pháp lý tốt hơn, từ đó hộ kinh doanh có thể phát triển bền vững.

Bài viết đã cung cấp cái nhìn tổng quan về 8 hỗ trợ của Nghị quyết 68 dành cho kinh tế tư nhân, từ việc cắt giảm thủ tục hành chính, ưu tiên xử lý dân sự thay vì hình sự đến các chính sách giảm tiền thuê đất và nhiều ưu đãi thuế hấp dẫn. Đặc biệt, Nghị quyết 68 còn mở ra cơ hội lớn cho các hộ kinh doanh thông qua việc khuyến khích chuyển đổi thành doanh nghiệp, giúp họ tiếp cận nhiều nguồn lực và chính sách hỗ trợ tốt hơn. Đây là những điểm tựa quan trọng giúp shop của bạn vững vàng vượt qua khó khăn và bứt phá trong tương lai.

Giao Hàng Nhanh cùng shop bán hàng online giao đơn siêu nhanh, tiết kiệm chi phí

Thấu hiểu mọi áp lực về chi phí, quản lý và vận hành khi kinh doanh online của shop, công ty GHN - đơn vị vận chuyển đáng tin cậy, mang đến nhiều hơn cả dịch vụ giao nhận thông thường. Qua đó giúp shop giảm thiểu chi phí tối đa mà vẫn tăng trưởng doanh thu mạnh mẽ mỗi ngày. Cụ thể, GHN Express luôn đồng hành cùng shop thông qua những lợi ích vượt trội như:

  • Cước phí Giao Hàng Nhanh siêu tiết kiệm: GHN VN thiết kế bảng giá phù hợp với mô hình shop kinh doanh, giá tốt nhất chỉ từ 15.500 VNĐ/đơn hàng thường và từ 4.000 VNĐ/kg đơn hàng nặng (20kg đầu tiên).
  • Tốc độ giao hàng nhanh chóng: GHN sẽ đảm bảo giao đơn hàng nhanh chóng đến người nhận chỉ trong 24 giờ (đơn nội thành) và 1 - 2 ngày (đơn Hà Nội - TP. HCM).
  • Nhiều tính năng hiện đại: Kèm theo dịch vụ giao hàng, GHN còn cung cấp nhiều tính năng như Giao Thất Bại - Thu Tiền, Giao 1 phần - Trả 1 phần, Cảnh báo bom hàng,...
  • Chính sách đền bù GHN thỏa đáng: Các shop kinh doanh an tâm với chính sách bồi thường lên đến 5.000.000 VNĐ nếu xảy ra hư hỏng, thất lạc trong quá trình giao hàng.

Giao đơn hàng siêu nhanh Bắc - Nam chỉ 2 ngày, giúp khách nhận hàng đúng hẹn.

>> Đồng hành cùng Giao Hàng Nhanh, shop kinh doanh thảnh thơi và hiệu quả hơn. Nhanh chóng đăng ký tài khoản TẠI ĐÂY shop nhé.


Bài viết liên quan:

← Bài trước Bài sau →
Bài viết liên quan:
Top
search-ui Tra cứu
user Đăng ký / Đăng nhập