Multi Channel Marketing là gì? Khi nào nên áp dụng?
- Ngày đăng:
- Tip bán hàng
Trong xu hướng kinh doanh của thời đại số, Multi Channel Marketing là mô hình được nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ ưa chuộng. Song, không phải doanh nghiệp nào cũng hiểu rõ Multi Channel Marketing là gì để áp dụng đúng cách - đúng thời điểm. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp các thông tin liên quan phương thức tiếp thị này, giúp doanh nghiệp triển khai thành công, tăng doanh thu và đạt lợi nhuận tối ưu.
1. Multi Channel - Cùng một chiến lược tiếp thị, áp dụng đa kênh
Multi Channel là hình thức áp dụng cùng một chiến lược tiếp thị cho toàn bộ các kênh truyền thông hoặc nền tảng khác nhau, nhằm giúp doanh nghiệp tối đa hóa khả năng tiếp cận với khách hàng mục tiêu.
Mô hình tiếp thị đa kênh Multi Channel tập trung vào sản phẩm và bán hàng, với trọng tâm là tăng sự hiện diện trực tuyến chứ không phải nâng cao trải nghiệm khách hàng. Vì thế, doanh nghiệp có thể áp dụng Multi Channel khi muốn phát triển các kênh riêng lẻ để thúc đẩy độ nhận diện, nếu không muốn đầu tư vào các phương pháp tiếp cận như Omnichannel.
Multichannel cho phép doanh nghiệp tiếp cận nhiều khách hàng trên các kênh khác nhau với cùng một danh mục sản phẩm, từ email, mạng xã hội đến các kênh khác.
2. Những lợi ích thiết thực khi áp dụng Multi Channel
Để trở thành sự lựa chọn của phần lớn doanh nghiệp, chắc chắn phương thức này phải mang đến những lợi ích nổi bật. Cụ thể:
- Mở rộng tệp khách hàng: Tiếp thị đa kênh đồng nghĩa doanh nghiệp sẽ tiếp cận khách hàng ở mọi nền tảng. Trong đó, mỗi kênh sẽ là một nhóm đối tượng khách hàng nên doanh nghiệp có thể đưa ra những chiến dịch phù hợp để tăng thêm lượng khách hàng mới.
- Thúc đẩy doanh thu: Với Multi Channel, mọi hoạt động giao dịch, mua bán có thể diễn ra trên bất kỳ kênh bán hàng nào như website, mạng xã hội, sàn thương mại điện tử,... Vì thế, khách hàng có thể tiếp cận sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp nhanh chóng và lựa chọn được kênh mua hàng phù hợp, từ đó tăng doanh số bán hàng và lợi nhuận hiệu quả.
- Gia tăng độ nhận diện thương hiệu: Thông qua các kênh bán hàng, thương hiệu của doanh nghiệp sẽ tăng mức độ nhận diện rõ rệt hơn. Bởi bên cạnh việc tiếp nhận thông tin chủ động trên kênh mình lựa chọn, khách hàng còn có thể tiếp nhận thông tin thụ động ở nhiều kênh khác.
Việc áp dụng Multi Channel để bán hàng đa kênh giúp thương hiệu của doanh nghiệp phủ sóng rộng rãi, từ đó mang đến hiệu quả kinh doanh vượt bậc.
3. Nên lựa chọn kênh bán hàng nào khi áp dụng mô hình Multi Channel?
Khi đã nắm được Multi Channel là gì và lợi ích nhận được, hẳn là các doanh nghiệp khá thắc mắc nên ứng dụng mô hình này vào những kênh bán hàng nào. Theo đó, hiện nay có 5 kênh bán hàng thông dụng là:
- POS: Các cửa hàng bán lẻ.
- Mạng xã hội: Facebook, Twitter, Zalo,…
- Website: Xây dựng trang Website doanh nghiệp trên Google.
- Ứng dụng di động: Bán hàng trực tuyến trên ứng dụng.
- Affiliate: Bán hàng qua đội ngũ cộng tác viên, KOL/KOC.
Mỗi kênh bán hàng kể trên sẽ có hệ thống kinh doanh và quản lý tách biệt hoàn toàn. Vì thế, doanh nghiệp không phải lúc nào cũng bắt buộc triển khai đủ cả 5 kênh, mà cần lựa chọn kênh nào phù hợp với mục tiêu và khả năng tài chính hiện tại.
4. Triển khai mô hình Multi Channel, doanh nghiệp cần lưu ý gì?
Để thực thi chiến lược Multi Channel Marketing thành công, doanh nghiệp nên bỏ túi một số lưu ý sau đây:
- Doanh nghiệp cần tìm hiểu và tập trung phân tích dữ liệu khách hàng. Qua đó, doanh nghiệp có thể xây dựng chiến lược tiếp thị đa kênh chính xác, cá nhân hóa, tăng khả năng tương tác.
- Hiểu rõ nền tảng người tiêu dùng ưa chuộng, để tiếp cận đúng đối tượng mục tiêu và xây dựng nội dung tiếp thị phù hợp.
- Sau một thời gian triển khai Multi Channel, doanh nghiệp cần đánh giá hiệu suất và đo lường khả năng tiếp cận. Việc này giúp doanh nghiệp nhận biết thực hiện trên kênh nào đạt hiệu quả, từ đó tận dụng và khai thác tối đa lợi thế của kênh đó.
- Đặc biệt, điều quan trọng là doanh nghiệp cần chú trọng quản lý bán hàng ở mỗi kênh. Do các kênh hoạt động tách biệt, nên đôi khi các chương trình khuyến mãi và sự thay đổi thông tin sản phẩm sẽ không được thực hiện đồng bộ, nhất quán.
Nếu như trước đây phải mất nhiều thời gian cho việc quản lý thủ công, nhiều doanh nghiệp ngày nay có xu hướng sử dụng phần mềm quản lý bán hàng. Nhờ trang bị phần mềm này, doanh nghiệp không phải thuê nhiều nhân viên, chỉ cần 1 người thao tác thành thục là có thể quản lý nhiều đơn hàng trên nhiều nền tảng cùng lúc; giúp kiểm soát đơn hàng hiệu quả, tránh sai sót. Tìm hiểu thêm về phần mềm quản lý đơn hàng TẠI ĐÂY.
Với mong muốn đồng hành song song cùng doanh nghiệp triển khai Multi Channel Marketing hiệu quả, đơn vị vận chuyển Giao Hàng Nhanh (GHN) đã tích hợp trên rất nhiều phần mềm quản lý bán hàng như TPos, Tuha, Haravan,… Theo đó, người quản lý chỉ cần chốt đơn trên phần mềm, đơn sẽ tự động chuyển về hệ thống của GHN. Sau đó, shipper GHN sẽ đến tận nơi lấy hàng đúng hẹn và giao đến khách hàng trong thời gian siêu tốc (chỉ trong 24h với đơn nội thành).
Ngoài ra khi lựa chọn dịch vụ vận chuyển GHN Express trên các phần mềm bán hàng, các doanh nghiệp còn hưởng nhiều đặc quyền hấp dẫn như miễn phí lấy hàng tận nơi, miễn phí giao lại 3 lần, đối soát COD linh hoạt,... Nhờ vậy, doanh nghiệp an tâm hoạch định chiến lược tiếp cận khách hàng để tối đa hóa doanh thu mà vẫn tiết kiệm chi phí kinh doanh.
Giao Hàng Nhanh không ngừng nỗ lực, tự tin mang đến cho các doanh nghiệp dịch vụ vận chuyển chất lượng giao siêu nhanh, giá siêu tốt.
Hy vọng qua những thông tin trên, các doanh nghiệp đã hiểu được Multi Channel Marketing là gì và cách áp dụng hiệu quả. Đừng quên trang bị thêm phần mềm quản lý bán hàng và lựa chọn đơn vị giao hàng nhanh uy tín, giá tốt, để vừa giản lược khâu quản lý, vừa tạo ấn tượng thu hút khách hàng nhiều hơn!
Xem thêm: Khách hàng trung thành là gì?