Ocean Freight là gì? Thông tin và cách tính phí chi tiết

Bạn là chủ shop nhỏ và muốn đưa hàng hóa của mình ra thị trường quốc tế nhưng lại bối rối trước “ma trận” các loại chi phí? Điển hình trong đó là Ocean Freight. Đừng lo, bài viết này sẽ giải đáp cặn kẽ Ocean Freight là gì kèm theo danh sách những loại phí thường gặp. Đồng thời hướng dẫn shop cách tính đơn giản. Khám phá ngay!

1. Phí Ocean Freight là gì?

Ocean Freight (viết tắt là O/F) là cước phí vận chuyển hàng hóa quốc tế bằng đường biển, được tính từ cảng đi đến cảng đích. Đây là một trong các phí cơ bản mà người gửi hoặc người nhận phải trả cho hãng tàu để chở lô hàng đến điểm đích. 

Ocean Freight là cước phí mà người bán hoặc người mua phải trả cho hãng tàu.

>> Xem thêm: Hướng dẫn quy trình thu mua Procurement trong xuất nhập khẩu

2. Các loại phụ phí Ocean Freight thường gặp

Có rất nhiều loại phụ phí liên quan đến Ocean Freight mà shop cần nắm rõ để dự kiến tổng chi phí dễ dàng. Đó là D/O, CIC, THC, B/L,... Các phụ phí này sẽ chia thành nhóm phí cho hàng nhập khẩu, hàng xuất khẩu và các loại phí chung khác. Thông tin chi tiết được đề cập ngay bên dưới:

2.1. Phụ phí hàng nhập khẩu

  • Phí D/O (Delivery Order fee): Phí lệnh giao hàng, dùng để nhận container hàng từ hãng tàu.
  • Phí THC (Terminal Handling Charge): Phí xếp dỡ tại cảng, bao gồm các hoạt động như xếp dỡ container từ tàu xuống bãi, vận chuyển ra cổng.
  • Phí CIC (Container Imbalance Charge): Phí cân bằng vỏ container, phát sinh khi có sự mất cân bằng về số lượng container rỗng giữa các khu vực.
  • Phí Handling (Handling fee): Phí dịch vụ xử lý hàng hóa do công ty giao nhận (forwarder) thu.
  • Phí CFS (Container Freight Station): Phí kho hàng lẻ, chỉ áp dụng cho hàng LCL (hàng lẻ) cho các hoạt động như dỡ hàng, lưu kho và xếp hàng vào container.

2.2. Phụ phí hàng xuất khẩu

  • Phí THC (Terminal Handling Charge): Tương tự hàng nhập, đây là phí xếp dỡ hàng hóa tại cảng xuất.
  • Phí Bill of Lading (B/L fee) / AWB fee: Phí phát hành vận đơn đường biển (B/L) hoặc vận đơn hàng không (AWB).
  • Phí Seal: Phí niêm phong kẹp chì cho container sau khi đóng hàng xong để đảm bảo an toàn.
  • Phí Telex Release: Phí điện giao hàng, cho phép người nhận hàng nhận hàng mà không cần vận đơn gốc, giúp quá trình nhanh chóng hơn.

2.3. Phụ phí khác

  • Phí AMS/ENS/AFR: Phí khai báo an ninh cho hàng hóa đi các thị trường Mỹ (AMS), Châu Âu (ENS), hoặc Nhật Bản (AFR).
  • Phí BAF/FAF (Bunker/Fuel Adjustment Factor): Phụ phí biến động giá nhiên liệu, được hãng tàu áp dụng để bù đắp cho sự thay đổi giá dầu.
  • Phí CAF (Currency Adjustment Factor): Phụ phí biến động tỷ giá hối đoái, áp dụng khi có sự thay đổi lớn về tỷ giá giữa các đồng tiền.
  • Phí PSS (Peak Season Surcharge): Phụ phí mùa cao điểm, thường được áp dụng vào các thời điểm có nhu cầu vận chuyển tăng vọt như cuối năm.

Cước phí Ocean Freight thực tế bao gồm nhiều khoản khác nhau mà người bán/người mua nên liệt kê rõ ràng để dự trù chính xác, tránh phát sinh thêm.

>> Xem thêm: Bảng MSDS gồm những thông tin gì?

3. Phí Ocean Freight do ai trả?

Phí Ocean Freight có thể do người bán hoặc người mua chi trả tùy theo điều kiện Incoterms mà hai bên thống nhất với nhau. Cụ thể:

  • Người nhận hàng (Consignee) trả cước: Người nhận thanh toán cước phí đường biển khi hàng hóa được vận chuyển theo các điều kiện Incoterms như FOB, FCA, FAS. Trong trường hợp này, cước phí thể hiện trên vận đơn là “Freight Collect” (cước trả sau). Hãng tàu hoặc đơn vị giao nhận sẽ thu cước tại cảng đích trước khi giao hàng.
  • Người gửi hàng (Shipper) trả cước: Người gửi chịu trách nhiệm trả cước phí vận chuyển theo các điều kiện Incoterms như CIF, CPT, CFR, DDP. Cước phí lúc này được gọi là “Freight Prepaid” (cước trả trước). Toàn bộ chi phí được thanh toán tại cảng đi sau khi hàng xếp lên tàu.

Ví dụ minh họa: 

Một chủ shop tại Việt Nam bán hàng cho một khách ở Nhật Bản theo điều kiện FOB (Giao hàng trên tàu) tại cảng Hải Phòng. Theo đó, chủ shop Việt Nam (người gửi) chỉ chịu chi phí vận chuyển hàng ra cảng và làm thủ tục xuất khẩu, còn khách hàng tại Nhật (người nhận) sẽ thanh toán phí Ocean Freight từ Hải Phòng đến Nhật.

4. Các mặt hàng được vận chuyển thông qua Ocean Freight là gì?

Vận chuyển đường biển được nhiều shop lựa chọn vì có thể vận tải nhiều mặt hàng khác nhau như máy móc, hàng tiêu dùng, thực phẩm,... với cước phí hợp lý. Bên dưới là chi tiết những nhóm hàng phổ biến nhất của hình thức Ocean Freight: 

  • Hàng hóa có giá trị thấp, số lượng lớn: Các mặt hàng như nông sản (gạo, cà phê), khoáng sản, vật liệu xây dựng thường được ưu tiên vận chuyển bằng đường biển để tiết kiệm chi phí.
  • Hàng dệt may, da giày: Đây là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, thường được đóng trong các container 20ft hoặc 40ft.
  • Máy móc, thiết bị, linh kiện điện tử: Các loại hàng hóa cồng kềnh, trọng tải lớn rất phù hợp với phương thức vận chuyển đường biển.
  • Hàng tiêu dùng, nội thất: Các sản phẩm như đồ gỗ, đồ nhựa, hàng thủ công mỹ nghệ thường được vận chuyển với số lượng lớn để giảm giá thành.
  • Hàng hóa cần kiểm soát nhiệt độ: Các loại hàng đông lạnh, hàng tươi sống như hải sản, rau củ quả được vận chuyển bằng container lạnh chuyên dụng.

Ocean Freight chuyên chở rất nhiều mặt hàng khác nhau giúp đáp ứng đa dạng nhu cầu của khách hàng.

5. Hướng dẫn tính phí Ocean Freight

Công thức cơ bản để tính cước phí đường biển là nhân số lượng hàng với giá cước của mỗi kiện. Cụ thể như sau:

Phí Ocean Freight = Đơn giá cước x Số lượng hàng (tính theo trọng lượng hoặc thể tích)

Ví dụ: Cước phí vận chuyển cho 1 kg cà phê từ Việt Nam đi Thái Lan là 40.000 đồng. Nếu người bán vận tải 1.000 kg, phí Ocean Freight là 1.000 x 40.000 = 40.000.000 đồng.

Tuy nhiên, đơn giá cước này còn bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố, bao gồm:

  • Loại hàng (FCL/LCL): Cước phí cho hàng nguyên container (FCL) sẽ khác với hàng lẻ (LCL). Hàng LCL thường được tính theo mét khối (CBM) hoặc tấn (MT), giá trị nào lớn hơn sẽ được áp dụng.
  • Trọng lượng và thể tích hàng hóa: Hàng hóa càng nặng hoặc càng cồng kềnh thì chi phí vận chuyển càng cao.
  • Tuyến đường vận chuyển: Quãng đường từ cảng đi đến cảng đích càng xa thì cước phí càng lớn.
  • Hãng tàu: Mỗi hãng tàu có một giá cước khác nhau tùy chất lượng dịch vụ và lịch trình.
  • Thời điểm vận chuyển: Vận chuyển vào mùa cao điểm (ví dụ dịp lễ, Tết) thường có cước phí cao hơn do nhu cầu tăng.

6. Cần lưu ý gì khi vận chuyển bằng phương thức Ocean Freight?

Bên cạnh nắm rõ Ocean Freight là gì hay tính như thế nào, để quá trình vận chuyển hàng hóa đường biển diễn ra thuận lợi, người bán còn cần:

  • Lựa chọn công ty vận chuyển uy tín: Shop nên tìm hiểu và chọn công ty giao nhận (forwarder) hoặc hãng tàu có kinh nghiệm và đáng tin cậy. Điều này đảm bảo hàng hóa của bạn được vận chuyển an toàn và đúng lịch trình.
  • Hiểu rõ các điều khoản Incoterms: Người bán đừng quên nắm vững điều kiện giao hàng phù hợp giúp xác định rõ trách nhiệm và chi phí phải thực hiện.
  • Chuẩn bị và kiểm tra kỹ chứng từ: Thông tin trên giấy tờ như Vận đơn (B/L), Hóa đơn thương mại (Commercial Invoice), Phiếu đóng gói (Packing List) cần chính xác tuyệt đối để tránh rắc rối khi làm thủ tục hải quan.
  • Mua bảo hiểm hàng hóa: Vận chuyển đường biển tiềm ẩn nhiều rủi ro. Vì vậy, shop hãy mua bảo hiểm giúp bảo vệ tài sản trước những tổn thất không mong muốn.
  • Đóng gói hàng hóa cẩn thận: Hàng hóa cần được đóng gói chắc chắn, phù hợp với đặc tính sản phẩm để tránh hỏng hóc khi vận chuyển dài ngày trên biển.

Hy vọng bài viết trên đã giúp shop hiểu rõ Ocean Freight là gì cũng như cách tính toán các chi phí liên quan. Qua đó, chủ shop chủ động hơn trong kinh doanh quốc tế và tối ưu hóa lợi nhuận. Bên cạnh vận chuyển quốc tế, shop đừng quên xem xét mức giá cước giao hàng trong nước để đạt doanh thu tổng cao nhất. 

Giao Hàng Nhanh cung cấp giải pháp vận chuyển nội địa giá tốt - nhanh - an toàn

Để chủ shop tiết kiệm phí vận hành tối đa, công ty Giao Hàng Nhanh thiết kế bảng giá siêu tốt chỉ từ 15.500 đồng/đơn hàng thông thường hoặc 4.000 đồng/kg đơn hàng nặng, cồng kềnh (áp dụng cho 20kg đầu tiên). 
Không chỉ vậy, người bán còn nhận được nhiều quyền lợi hấp dẫn khác như:

  • Giao hàng siêu nhanh: Công ty GHN cam kết giao hàng siêu tốc, trong vòng 24 giờ đối với đơn nội thành và 1 - 2 ngày đối với đơn liên tỉnh. Qua đó giúp shop tăng tỷ lệ giao thành công và nâng cao sự hài lòng của khách hàng. 
  • Dịch vụ miễn phí: Để chủ shop kinh doanh hiệu quả, công ty Giao Hàng Nhanh còn cung cấp nhiều dịch vụ miễn phí hấp dẫn. Điển hình như miễn phí lấy hàng tận địa chỉ shop, miễn phí giao 3 lần và miễn phí cước thu hộ (COD),...
  • Bồi thường thỏa đáng: GHN áp dụng chính sách bồi thường rõ ràng, minh bạch (đến 5 triệu đồng) trong trường hợp xảy ra mất mát hoặc hư hỏng. Vì thế, shop có thể yên tâm khi gửi gắm những đơn hàng giá trị cao.
  • Tích hợp trên nhiều nền tảng: GHN dễ dàng tích hợp trên các phần mềm quản lý bán hàng phổ biến như Pancake, Sapo, Haravan,... giúp shop quản lý đơn hàng tập trung. Điều này góp phần tối ưu hóa thời gian, công sức cho việc vận hành cửa hàng từ khâu chốt đơn đến giao hàng. 

GHN “chấp hết” mọi kiện hàng, đảm bảo hoàn thành đơn trong thời gian sớm nhất với mức phí hợp lý, phù hợp với cả shop nhỏ lẻ lẫn doanh nghiệp lớn.

>> Nhanh tay đăng ký để trải nghiệm dịch vụ giao hàng vượt trội của GHN và tối ưu hóa hoạt động kinh doanh của shop!

Bài viết liên quan:

← Bài trước Bài sau →
Bài viết liên quan:
Top
search-ui Tra cứu
user Đăng ký / Đăng nhập