LCL là gì trong xuất nhập khẩu? Cách vận chuyển LCL hiệu quả

Đối với các chủ shop kinh doanh nhỏ lẻ, việc nhập hàng với số lượng ít thường đi kèm nỗi lo về chi phí vận chuyển. Do vậy hình thức vận chuyển hàng lẻ LCL chính là một giải pháp tối ưu, giúp bạn chia sẻ không gian container và chi phí với nhiều người gửi hàng khác. Vậy cụ thể LCL là gì? Lợi ích và quy trình vận chuyển ra sao? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết trong bài viết này để việc gửi hàng quốc tế không còn là trở ngại nhé. 

1. LCL là gì trong xuất nhập khẩu?

LCL là viết tắt của cụm từ Less than Container Load, có nghĩa là hàng xếp không đủ một container. Đây là phương thức vận chuyển mà người gom hàng (consolidator) sẽ tập hợp các lô hàng lẻ của nhiều chủ hàng khác nhau vào chung một container để vận chuyển, giúp tối ưu chi phí cho từng chủ hàng.

LCL shipment là gì? Đây là hình thức vận chuyển hàng lẻ, không đủ lấp đầy container được nhiều shop bán hàng quy mô nhỏ yêu thích. 

>> Xem thêm: Less Than Truckload là gì? Quy trình vận hành như thế nào?

2. Lợi ích của hình thức vận chuyển LCL là gì?

Gửi hàng LCL mang lại nhiều lợi ích thiết thực như giảm bớt chi phí, tối ưu không gian chứa hàng trong container, giảm chi phí lưu kho. Điều này rất có lợi cho các shop có quy mô vừa và nhỏ.

Các ưu điểm của hàng LCL như sau: 

2.1. Tiết kiệm chi phí vận chuyển

Thay vì phải trả tiền thuê nguyên một container dù không sử dụng hết không gian, bạn chỉ cần thanh toán chi phí cho phần diện tích hoặc trọng lượng hàng hóa của mình. Điều này giúp các chủ shop tiết kiệm một khoản chi phí đáng kể khi nhập các lô hàng nhỏ.

2.2. Tối ưu không gian của container

Sử dụng hàng LCL giúp bạn tận dụng được hết không gian bên trong container, tránh tình trạng hàng hóa quá ít gây lãng phí. Nhờ đó quá trình vận chuyển hàng hóa trở nên linh hoạt và thuận lợi hơn. 

2.3. Giảm chi phí lưu kho

Việc vận chuyển các lô hàng nhỏ thường xuyên giúp giảm lượng hàng tồn kho. Điều này không chỉ giúp bạn tiết kiệm chi phí thuê kho bãi mà còn giảm rủi ro về nguồn vốn bị đọng lại do hàng tồn. Nhờ vậy, bạn có thể linh hoạt điều chỉnh nguồn vốn cho các hoạt động kinh doanh khác.

3. Trách nhiệm của các bên đối với hàng LCL là gì?

Trong LCL shipment, có 4 bên tham gia là người gửi hàng, người gom hàng, người nhận hàng và người vận chuyển. Mỗi bên tham gia đều có những trách nhiệm rõ ràng giúp đảm bảo lô hàng được vận chuyển suôn sẻ hơn.

3.1. Trách nhiệm người gửi hàng LCL

  • Đóng gói hàng hóa chắc chắn, đúng quy cách và dán nhãn nhận diện.
  • Cung cấp đầy đủ, chính xác các thông tin về hàng hóa, người nhận cho bên gom hàng.
  • Thực hiện thủ tục khai báo hải quan cho lô hàng xuất khẩu.
  • Giao hàng đến kho CFS của người gom hàng đúng thời hạn.
  • Thanh toán cước vận chuyển và các chi phí liên quan cho người gom hàng.

3.2. Trách nhiệm người gom hàng LCL

  • Tổ chức, sắp xếp và đóng gói các lô hàng lẻ vào chung một container.
  • Thực hiện các thủ tục cần thiết với hãng tàu để đặt container.
  • Phát hành vận đơn thứ cấp cho từng chủ hàng.
  • Chịu trách nhiệm về container từ khi nhận hàng tại kho CFS xuất khẩu đến khi giao hàng tại kho CFS nhập khẩu.

Người gom hàng LCL sẽ sắp xếp và đóng gói hàng hóa vào container.

>> Xem thêm: Quy trình thanh toán LC trong xuất khẩu chi tiết

3.3. Trách nhiệm người nhận hàng LCL trong xuất nhập khẩu là gì? 

  • Chuẩn bị bộ chứng từ hợp lệ để nhận hàng (vận đơn, giấy giới thiệu...).
  • Thực hiện thủ tục khai báo hải quan cho lô hàng nhập khẩu.
  • Thanh toán các chi phí tại cảng đích (phí D/O, phí CFS, cước vận chuyển nếu có).
  • Nhận hàng tại kho CFS và kiểm tra tình trạng hàng hóa.

3.4. Trách nhiệm của bên vận chuyển hàng LCL

  • Vận chuyển container từ cảng xếp hàng đến cảng dỡ hàng đúng lịch trình.
  • Phát hành vận đơn chủ cho người gom hàng.
  • Thông báo cho người gom hàng khi container đến cảng đích.
  • Dỡ container khỏi tàu và chuyển đến kho CFS tại cảng đến.

4. Cách tính cước vận chuyển hàng lẻ LCL

Cước vận chuyển hàng LCL là gì và được tính như thế nào là câu hỏi nhiều chủ shop quan tâm. Cước phí được tính dựa trên đơn vị RT (Revenue Ton), bằng cách so sánh giữa trọng lượng thực tế (tính bằng tấn) và thể tích thực tế (tính bằng mét khối - CBM) của lô hàng. Đơn vị nào có giá trị lớn hơn sẽ được dùng để tính cước.

Công thức chung: 1 CBM = 1000 KGS.

Ví dụ: Một chủ shop cần vận chuyển lô hàng có thông số sau:

  • Số lượng: 10 kiện hàng
  • Trọng lượng mỗi kiện: 50 kg
  • Kích thước mỗi kiện: 0.6m x 0.4m x 0.5m (Dài x Rộng x Cao)

Cách tính:

  • Tổng trọng lượng (W): 10 kiện x 50 kg/kiện = 500 kg = 0.5 Tấn.
  • Tổng thể tích (M): 10 kiện x (0.6 x 0.4 x 0.5) m³/kiện = 1.2 CBM.

So sánh W (0.5) và M (1.2), ta thấy M > W. Do đó, cước vận chuyển sẽ được tính theo thể tích là 1.2 CBM.

>> Xem thêm: Packing list là gì trong xuất nhập khẩu? 

5. Quy trình giao nhận hàng lẻ LCL

Quy trình giao nhận hàng LCL cơ bản được chia thành hai luồng chính là xuất khẩu và nhập khẩu. Các bước cụ thể như sau:

5.1. Quy trình xuất khẩu

  • Bước 1: Người gửi hàng đặt chỗ với công ty gom hàng.
  • Bước 2: Người gửi hàng đóng gói hàng và vận chuyển đến kho CFS của bên gom hàng.
  • Bước 3: Người gửi hàng làm thủ tục hải quan xuất khẩu.
  • Bước 4: Người gom hàng tập hợp các lô hàng, đóng vào container và làm thủ tục với hãng tàu.
  • Bước 5: Hãng tàu vận chuyển container ra cảng đích.

Hàng lẻ LCL xuất khẩu gồm gom hàng ở kho CFS xuất khẩu, làm thủ tục hải quan và vận chuyển đến cảng đích. 

5.2. Quy trình nhập khẩu

  • Bước 1: Người gom hàng tại nước nhập khẩu nhận thông báo hàng đến và chuẩn bị hồ sơ.
  • Bước 2: Người gom hàng khai báo manifest với hải quan và nhận lệnh giao hàng từ hãng tàu.
  • Bước 3: Người nhận hàng làm thủ tục hải quan nhập khẩu và nhận lệnh giao hàng từ người gom hàng.
  • Bước 4: Người nhận hàng mang lệnh giao hàng đến kho CFS để nhận hàng sau khi container được dỡ hàng.

Khi hàng hóa đã được vận chuyển về Việt Nam, bạn đừng quên lựa chọn đơn vị vận chuyển nội địa uy tín để giao hàng về kho hoặc giao đến tay khách hàng. Điều này nhằm rút ngắn thời gian giao nhận, tiết kiệm nhân lực, cước phí và đảm bảo hàng hóa đến tay người mua cuối cùng nhanh chóng nhất.

Giao Hàng Nhanh (GHN) - Cam kết giao nhanh, giá tốt, shop hoàn toàn yên tâm

Sau khi hoàn tất thủ tục thông quan, hãy để GHN Express trở thành đối tác tin cậy giúp bạn vận chuyển hàng hóa nhanh chóng và an toàn với 4 ưu điểm sau đây:

  • Giá cước tiết kiệm: Bảng giá GHN chỉ từ 15.500 đồng/đơn hàng thường và 4.000 đồng/kg (20kg đầu tiên) hàng nặng. Giá cước phù hợp với đặc điểm từng shop và công khai rõ ràng giúp bạn dễ dàng dự toán chi phí.
  • Tốc độ giao nhanh: Với mạng lưới bưu cục GHN rộng khắp và quy trình phân loại tự động 100%, GHN cam kết giao hàng trong 24 giờ nội thành và 1 - 2 ngày HN - SG. 
  • Dịch vụ lưu kho hiện đại: Hệ thống kho bãi của GHN được trang bị công nghệ hiện đại, đảm bảo hàng hóa được lưu trữ an toàn, khoa học. Bạn có thể dễ dàng quản lý thông tin về hàng hóa mọi lúc mọi nơi trên web và app GHN.
  • Nhập xuất kho, xử lý đơn hàng theo yêu cầu: GHN cung cấp dịch vụ xử lý đơn hàng chuyên nghiệp từ khâu đóng gói đến vận chuyển. Qua đó giúp shop tiết kiệm thời gian, nhân lực và có thể tập trung hoàn toàn vào việc kinh doanh.

GHN sẵn sàng giao hàng nặng, hàng số lượng lớn đến đúng nơi với mức giá siêu tốt. 

> Đăng ký sử dụng dịch vụ giao hàng chuyên nghiệp, nhanh chóng và tiết kiệm của GHN để tối ưu hóa quy trình kinh doanh của bạn. 

6. So sánh hình thức vận chuyển LCL và FCL

Ngoài tìm hiểu gửi hàng LCL là gì, nhiều người cũng thắc mắc sự khác biệt của LCL và FCL (Full Container Load). Dưới đây là bảng so sánh chi tiết giữa hai phương thức này.

Tiêu chí

Vận chuyển LCLVận chuyển FCL
Hình thứcGửi hàng chung container với nhiều chủ hàng khác.Gửi hàng riêng, độc quyền sử dụng nguyên một container.
Chi phíChi phí tính trên trọng lượng và thể tích thực tế, phù hợp cho lô hàng nhỏ.Chi phí tính trên mỗi container. Có lợi hơn khi gửi lượng hàng lớn, đủ để lấp đầy phần lớn container.
Thời gian vận chuyểnCó thể lâu hơn do mất thời gian gom hàng ở cảng đi và phân loại hàng ở cảng đến.Nhanh hơn vì không cần chờ gom hàng, container được vận chuyển thẳng từ người gửi đến người nhận
Rủi roRủi ro hư hỏng hoặc thất lạc cao hơn do hàng hóa được xếp dỡ nhiều lần và chung với hàng của chủ khác.Rủi ro thấp hơn vì container được niêm phong từ kho người gửi và chỉ được mở tại kho người nhận.

7. Những lưu ý khi gửi hàng lẻ LCL

Để quá trình gửi hàng LCL diễn ra thuận lợi, các chủ shop cần lưu ý về việc chọn người gom hàng, đóng gói hàng hóa, dự tính thời gian vận chuyển,... Dưới đây là các lưu ý chi tiết:

  • Chọn người gom hàng uy tín: Hãy lựa chọn các công ty gom hàng có kinh nghiệm và uy tín để đảm bảo hàng hóa của bạn được xử lý nhanh chóng, hạn chế hư hỏng hay thất lạc hàng hóa.
  • Đóng gói hàng hóa cẩn thận: Hàng LCL sẽ được bốc dỡ nhiều lần, vì vậy cần được đóng gói chắc chắn, có dán nhãn mác rõ ràng để tránh hư hỏng hoặc nhầm lẫn.
  • Kiểm tra kỹ thông tin trên vận đơn: Luôn đảm bảo mọi thông tin trên vận đơn (tên hàng, số lượng, người nhận...) chính xác tuyệt đối để tránh rắc rối khi làm thủ tục hải quan.
  • Lên kế hoạch cho các chi phí phát sinh: Ngoài cước vận chuyển, hãy dự trù các khoản phí địa phương tại cảng đích như phí CFS, phí D/O, phí chứng từ...
  • Lưu ý về thời gian vận chuyển: Do phải qua nhiều công đoạn, thời gian vận chuyển của hàng LCL thường sẽ lâu hơn FCL. Bạn cần tính toán thời gian này để đảm bảo hàng đến đúng hẹn.

Bài viết đã giúp bạn hiểu rõ LCL là gì trong xuất nhập khẩu cũng như các lợi ích, quy trình và lưu ý quan trọng khi sử dụng hình thức vận chuyển này. Việc nắm vững kiến thức về LCL sẽ giúp các chủ shop tối ưu hóa chi phí và chủ động hơn trong việc xuất nhập khẩu hàng hóa. 
 

Nguồn tham khảo:
1. Majd Shuman. LCL Shipping: Freight Rates, Containers & Quotes. 10 10 2021. https://www.freightos.com/freight-resources/what-is-lcl-shipping-the-complete-guide/ (truy cập 18 07 2025)
2. Maersk. FCL vs LCL shipping: How to choose the right one. 08 05 2025. https://www.maersk.com/logistics-explained/transportation-and-freight/2023/12/15/understanding-ocean-freight (truy cập 18 07 2025)

 

Bài viết liên quan:

 

← Bài trước Bài sau →
Bài viết liên quan:
Top
search-ui Tra cứu
user Đăng ký / Đăng nhập