FCA là gì trong xuất nhập khẩu? Nội dung và ưu nhược điểm
- Ngày đăng:
- Kiến thức giao hàng
- – Cập nhật lần cuối:
FCA là gì là thắc mắc chung của không ít shop dự định mở rộng kinh doanh quốc tế. Bởi, nếu không nắm rõ thông tin này, shop có thể gặp nhiều khó khăn khi thông quan hàng hóa. Hãy để bài viết bên dưới giúp shop giải đáp chi tiết trong bài viết này nhé!
1. FCA là gì trong xuất nhập khẩu?
FCA là viết tắt của Free Carrier, có nghĩa là giao cho người chuyên chở. Đây là một điều kiện quan trọng trong thương mại quốc tế (Incoterms), quy định rằng người bán có trách nhiệm giao hàng cho người chuyên chở đưa đến địa chỉ người mua đề cập. Điều kiện này được sử dụng cho mọi phương thức vận tải, kể cả vận tải đa phương thức.
FCA là điều kiện Incoterm quy định người bán phải chịu trách nhiệm hoàn toàn để đưa kiện hàng tới địa chỉ người mua yêu cầu nguyên vẹn, an toàn.
2. Nội dung của điều kiện FCA trong Incoterms 2020
Điều kiện FCA trong Incoterms 2020 quy định rõ ràng về phương thức vận tải, thời điểm chuyển giao rủi ro và nghĩa vụ của các bên. Dưới đây là những nội dung cốt lõi shop cần nắm vững:
2.1 Phương thức vận tải
FCA là điều kiện giao hàng linh hoạt vì có thể áp dụng cho mọi phương thức vận tải. Điều này mang lại sự thuận tiện cho người bán và người mua trong việc lựa chọn nhà vận chuyển phù hợp.
2.2 Chuyển giao hàng hóa và rủi ro
Rủi ro hư hỏng, thất thoát hàng hóa chuyển từ người bán sang người mua tại thời điểm hoàn tất việc giao hàng. Điểm chuyển giao này phải được ghi rõ trong hợp đồng. Nhờ vậy, shop hạn chế thâm hụt vốn.
2.3 Nơi giao hàng/địa điểm giao hàng cụ thể
Địa điểm giao hàng nên được quy định cụ thể trong hợp đồng. Vì đây là cơ sở xác định bồi thường, hạn chế tranh chấp không đáng có về sau. Theo đó, nơi giao có thể xưởng, kho của người bán hoặc một địa điểm chỉ định khác (cảng cạn, nhà ga, sân bay).
2.4 Nghĩa vụ thông quan xuất nhập khẩu
Theo điều kiện FCA, người bán sẽ chịu phí làm thủ tục thông quan xuất khẩu. Ngược lại, người mua chi trả phí nhập khẩu và quá cảnh (nếu có). Sự phân chia rõ ràng này giúp đôi bên chủ động chuẩn bị chứng từ và thực hiện nghĩa vụ của mình.
Xem thêm: DAP là gì trong xuất nhập khẩu?
3. Ưu và nhược điểm của điều kiện giao hàng FCA
Mỗi điều kiện Incoterms đều có ưu và nhược điểm riêng. Vì vậy, hiểu rõ các thông tin này giúp chủ shop đưa ra quyết định phù hợp nhất cho lô hàng của mình. Cụ thể:
- Ưu điểm:
- Linh hoạt về phương thức vận tải: FCA có thể áp dụng cho mọi hình thức vận chuyển, kể cả vận tải đa phương thức.
- Người bán giảm thiểu rủi ro: Người bán kết thúc trách nhiệm sớm, ngay khi giao hàng cho nhà vận chuyển đầu tiên.
- Người mua chủ động vận chuyển: Người mua có toàn quyền lựa chọn và ký hợp đồng với đơn vị vận chuyển, giúp họ kiểm soát chi phí và lịch trình tốt hơn.
- Phù hợp với vận tải container: FCA là lựa chọn tối ưu hơn so với FOB khi hàng vận chuyển bằng container bởi rủi ro chuyển giao tại cảng cạn (terminal) thay vì phải chờ đến khi hàng lên tàu.
- Nhược điểm:
- Người bán có thể gặp khó khăn: Nếu người mua sử dụng một địa điểm giao hàng không phải là nơi thân thuộc với họ (như nhà, công ty,...), người bán có thể chịu trách nhiệm với mọi rủi ro có thể xảy ra.
- Yêu cầu kinh nghiệm từ người mua: Người mua phải có kinh nghiệm thuê phương tiện vận tải quốc tế để thuận lợi xử lý các thủ tục liên quan.
- Rủi ro cho người mua: Người mua phải chịu trách nhiệm cho chặng vận chuyển chính - nơi tiềm ẩn nhiều rủi ro nhất.
Điều kiện FCA tuy có nhiều ưu điểm tốt cho cả người bán và người mua nhưng vẫn tồn tại một vài hạn chế nhất định như rủi ro thất lạc, thủ tục xuất nhập khẩu hơi phức tạp,...
Xem thêm: CIP là gì?
4. Cách tính giá FCA trong xuất nhập khẩu
Cách tính giá FCA khá đơn giản, chủ yếu bao gồm giá thành sản phẩm và các chi phí phát sinh cho đến khi hàng được giao cho nhà vận chuyển. Công thức chung như sau:
Giá FCA = Giá hàng tại xưởng (Ex-works Price) + Chi phí vận chuyển nội địa + Phí thông quan xuất khẩu + Thuế xuất khẩu (nếu có) + Chi phí bốc hàng lên phương tiện vận tải |
Ví dụ về FCA: Một công ty A tại Việt Nam bán lô hàng may mặc cho công ty B tại Nhật Bản theo điều kiện FCA Cảng Cát Lái, TP. HCM. Chi phí được tính như sau:
- Giá hàng tại xưởng: 10,000 USD
- Chi phí vận chuyển từ xưởng đến Cảng Cát Lái: 200 USD
- Chi phí làm thủ tục thông quan xuất khẩu: 100 USD
- Thuế xuất khẩu (giả sử 0%): 0 USD
Như vậy, giá FCA Cát Lái sẽ là 10,000 + 200 + 100 = 10,300 USD. Công ty B sẽ chịu trách nhiệm thuê tàu và trả cước biển từ Cát Lái đến Nhật Bản cũng như các chi phí khác sau đó.
5. Trách nhiệm của các bên trong hợp đồng FCA
Trong hợp đồng FCA, trách nhiệm của người bán và người mua được phân chia rõ ràng giúp đảm bảo quy trình xuất nhập khẩu diễn ra suôn sẻ và minh bạch. Cụ thể:
- Với người bán:
- Chuẩn bị hàng hóa, đóng gói và kẻ mã ký hiệu đúng quy định hợp đồng.
- Giao hàng tại địa điểm và thời gian đã thỏa thuận với người chuyên chở do người mua chỉ định.
- Cung cấp chứng từ cần thiết (hóa đơn thương mại, packing list,...).
- Hoàn thiện thủ tục và chịu chi phí thông quan xuất khẩu.
- Chịu mọi rủi ro về thất thoát, hư hỏng hàng hóa đến khi hoàn thành đơn.
- Với người mua:
- Thanh toán tiền hàng theo hợp đồng.
- Chỉ định người chuyên chở và ký kết hợp đồng vận tải cho chặng chính.
- Nhận hàng tại địa điểm đã thỏa thuận.
- Hoàn thiện thủ tục và chịu chi phí thông quan nhập khẩu.
- Chịu mọi rủi ro và chi phí kể từ thời điểm nhận hàng từ người bán.
Xem thêm: Airway Bill là gì?
6. Khi nào người bán hết trách nhiệm trong hợp đồng FCA?
Thời điểm người bán hết trách nhiệm phụ thuộc vào địa điểm giao hàng được quy định và phương thức vận tải được sử dụng. Bên dưới là thông tin chi tiết:
- Vận chuyển bằng đường đường sắt: Trách nhiệm người bán kết thúc sau khi hàng hóa được xếp lên toa tàu tại ga đi. Mọi rủi ro sau đó thuộc về người mua.
- Vận chuyển bằng đường bộ: Người bán hết trách nhiệm khi hàng được xếp gọn và an toàn lên phương tiện vận tải do người mua chỉ định.
- Vận chuyển bằng đường thủy nội địa: Trách nhiệm người bán chấm dứt khi hàng hóa được giao cho người chuyên chở tại cầu cảng hoặc được xếp lên sà lan do người mua chỉ định.
- Vận chuyển bằng đường biển: Với hàng container, người bán hết trách nhiệm khi giao container cho người chuyên chở tại bãi container (CY) ở cảng đi. Đây là điểm khác biệt quan trọng giữa FCA và FOB.
Nơi kết thúc trách nhiệm của người bán với hàng hóa phụ thuộc nhiều vào phương tiện vận chuyển là gì.
7. Khi nào nên chọn điều kiện FCA?
Để đưa ra quyết định nên sử dụng FCA hay điều kiện vận chuyển khác, chủ shop cân nhắc dựa trên những tiêu chí như mong muốn của người mua, hình thức vận chuyển,... Cụ thể:
- Khi người mua muốn chủ động thuê tàu và kiểm soát cước vận tải quốc tế. Điều này giúp họ đàm phán được giá cước tốt hơn và linh hoạt về lịch trình.
- Khi hàng hóa được vận chuyển bằng container qua đường biển. FCA phù hợp hơn FOB vì rủi ro được chuyển giao tại bãi container (CY), phản ánh đúng thực tiễn vận hành logistics hiện đại.
- Khi người bán muốn giảm thiểu trách nhiệm và rủi ro liên quan đến chặng vận tải chính. Người bán chỉ cần hoàn thành nghĩa vụ thông quan xuất khẩu và giao hàng cho nhà vận chuyển là xong.
Nhìn chung, hình thức FCA là lựa chọn phù hợp nhất cho các shop đã có kinh nghiệm nhập khẩu hàng hóa quốc tế với số lượng lớn. Với FCA, người bán có sự chủ động cao trong việc quản lý toàn bộ quy trình và kiểm soát cước phí vận chuyển từ cảng đi.
Khi hàng hóa đã cập bến Việt Nam, shop cần tìm một đơn vị vận chuyển nội địa uy tín để đảm bảo hàng được chuyển về kho an toàn và nhanh chóng. Một gợi ý đáng cân nhắc là Giao Hàng Nhanh (GHN).
Công ty Giao Hàng Nhanh - Dịch vụ vận chuyển nội địa chuyên nghiệp, hoàn hảo Không phải mất nhiều thời gian tìm kiếm đơn vị giao nhận uy tín khi công ty Cổ phần Dịch vụ Giao Hàng Nhanh (GHN) hiện đã có mặt trên các sàn thương mại điện tử, mạng xã hội,... phổ biến. Điều này giúp shop dễ dàng liên kết, theo dõi đơn hàng và tận hưởng những quyền lợi bên dưới:
Giao Hàng Nhanh nỗ lực hoàn thành đơn liên tỉnh chỉ trong 1 - 2 ngày để người nhận không phải chờ đợi lâu.
>> Hãy để GHN trở thành đối tác logistics tin cậy, đồng hành cùng sự phát triển của shop bạn. Đăng ký sử dụng dịch vụ của GHN ngay hôm nay để trải nghiệm sự khác biệt! |
8. So sánh FCA và FOB
FCA và FOB là hai điều kiện thường bị nhầm lẫn, đặc biệt trong vận tải đường biển. Dưới đây là bảng so sánh chi tiết để phân biệt rõ sự khác nhau giữa giá FCA và FOB cũng như trách nhiệm của các bên:
Tiêu chí | FCA (Free Carrier) | FOB (Free On Board) |
Phương thức vận tải | Mọi phương thức (đường bộ, sắt, biển, hàng không, đa phương thức). | Chỉ áp dụng cho vận tải đường biển và đường thủy nội địa. |
Địa điểm chuyển giao rủi ro | Tại một địa điểm được chỉ định ở nước người bán (có thể là kho người bán, cảng cạn - CY, nhà ga,...). Rủi ro chuyển giao khi người bán giao hàng cho người chuyên chở do người mua chỉ định. | Tại lan can tàu ở cảng xếp hàng. Rủi ro chuyển giao khi hàng hóa đã được xếp lên trên boong tàu. |
Chi phí bốc hàng lên phương tiện chính | Người mua chịu trách nhiệm và chi phí bốc hàng lên phương tiện vận tải chính (tàu, máy bay). | Người bán chịu trách nhiệm và chi phí bốc hàng lên tàu tại cảng đi. |
Thông quan xuất khẩu | Người bán chịu trách nhiệm. | Người bán chịu trách nhiệm. |
Vận tải container | Rất phù hợp. Rủi ro được chuyển giao tại bãi container (CY), phản ánh đúng thực tế. | Không còn phù hợp. Việc xác định rủi ro khi container qua lan can tàu là không thực tế. |
Hy vọng bài viết trên đã giúp người bán hiểu rõ FCA là gì cũng như các nội dung quan trọng liên quan. Việc nắm vững điều kiện FCA cho shop chủ động hơn trong giao dịch thương mại quốc tế, tối ưu hóa chi phí và giảm thiểu rủi ro.
Bài viết liên quan: