Thuật ngữ Delivered Duty Paid là gì trong xuất nhập khẩu?

Delivered Duty Paid là một điều kiện quan trọng khi kinh doanh hàng hóa xuất nhập khẩu quốc tế. Hiểu rõ điều này, chủ shop có thể chủ động hơn trong mọi giao dịch và tránh rủi ro phát sinh không đáng có. Hãy tìm hiểu chi tiết hơn về Delivered Duty Paid trong bài viết sau.

1. Delivered Duty Paid là gì?

Delivered Duty Paid (viết tắt là DDP) là một điều kiện thương mại quốc tế thuộc Incoterms, có nghĩa là “Giao đã nộp thuế”. Theo quy định DDP, người bán sẽ chịu trách nhiệm hoàn toàn trong toàn bộ quá trình giao hàng đến người mua, bao gồm mọi chi phí và rủi ro, kể cả việc thông quan và đóng thuế nhập khẩu. 

Delivered Duty Paid là một điều kiện vận chuyển thuộc Incoterms mà ở đó người bán sẽ chịu trách nhiệm cho mọi chi phí, rủi ro.

2. Nhiệm vụ của người bán và người mua trong DDP

Trong điều kiện DDP, trách nhiệm của người bán là cao nhất, liên quan đến toàn bộ quy trình vận chuyển hàng hóa từ kho đến người nhận. Qua đó giúp hai bên tránh được những tranh chấp không đáng có trong quá trình giao dịch. Cụ thể:
- Người bán:

  • Chịu mọi chi phí (gồm chi phí vận chuyển, bảo hiểm, bốc dỡ và các chi phí liên quan khác) và rủi ro từ lúc hàng xuất kho đến khi giao hàng tại địa điểm chỉ định. 
  • Có trách nhiệm làm thủ tục thông quan và đóng tất cả các loại thuế phí xuất nhập khẩu. 
  • Phải chuẩn bị đầy đủ chứng từ cần thiết để hàng được phép nhập khẩu vào nước của người mua.
  • Ký kết hợp đồng vận tải để chuyên chở hàng hóa đến nơi đến đã được thỏa thuận.
  • Cung cấp cho người mua các chứng từ cần thiết để nhận hàng, chẳng hạn như hóa đơn thương mại và chứng từ vận tải.

- Người mua:

  • Chịu trách nhiệm nhận hàng tại đúng địa điểm và thời gian đã thỏa thuận trong hợp đồng.
  • Thanh toán tiền hàng đầy đủ và đúng hạn cho người bán.
  • Hỗ trợ người bán lấy giấy tờ cần thiết cho việc thông quan nhập khẩu.

3. Cách tính DDP Incoterms chính xác

Để tính giá DDP Incoterm, người bán cần tổng hợp tất cả các chi phí phát sinh cho đến khi hàng hóa được giao tận tay người mua. Công thức tính cơ bản như sau:

Giá DDP = Giá FOB + Chi phí vận chuyển + Chi phí xếp dỡ hàng hoá + Chi phí bảo hiểm + Thuế nhập khẩu + Phí cảng + Phụ phí + Các khoản phí khác

Ví dụ: Một shop tại Việt Nam nhập khẩu một lô hàng thời trang từ Quảng Châu (Trung Quốc) về Hà Nội theo điều kiện DDP. Người bán ở Trung Quốc sẽ báo giá DDP cuối cùng đã bao gồm toàn bộ chi phí từ xưởng ở Quảng Châu, vận chuyển ra cảng, cước tàu biển về Hải Phòng, chi phí thông quan, thuế nhập khẩu và phí vận chuyển từ cảng Hải Phòng về kho của shop ở Hà Nội.

4. Lưu ý khi sử dụng term DDP là gì?

Khi chọn áp dụng term DDP, các bên cần lưu ý một số điểm quan trọng như phải am hiểu thủ tục hải quan, mua bảo hiểm hàng hóa phù hợp, tính toán chi phí hợp lý,... Thông tin cụ thể như sau:

  • Người bán phải có kinh nghiệm và hiểu rõ thủ tục hải quan, quy định về thuế tại nước nhập khẩu. 
  • Đối với người mua, giá thành sản phẩm sau cùng áp dụng điều kiện DDP thường sẽ cao hơn so với các điều kiện khác.
  • Điều kiện DDP không bắt buộc bên nào phải mua bảo hiểm cho lô hàng. Tuy nhiên, do người bán chịu rủi ro nhiều hơn nên hãy cân nhắc mua bảo hiểm để bảo vệ quyền lợi của mình.
  • Người bán có thể gặp khó khăn trong việc nộp thuế giá trị gia tăng (VAT) tại nước nhập khẩu nếu không hiểu rõ quy định về thuế.

Muốn sử dụng DDP thành công đòi hỏi người bán và người mua phải hiểu rõ nhiệm vụ của mình cùng quy định thuế suất, thủ tục thông quan,...

5. Giải đáp thắc mắc

Dưới đây là một số câu hỏi thường gặp giúp chủ shop hiểu rõ hơn về điều kiện DDP. Cùng tìm hiểu để áp dụng chính xác vào hoạt động kinh doanh của mình nhé:

5.1 Giá DDP đã bao gồm VAT chưa?

Theo quy định Incoterms 2020, DDP đã bao gồm tất cả các loại thuế phí liên quan đến việc nhập khẩu, trong đó có cả thuế giá trị gia tăng (VAT). Người bán có nghĩa vụ nộp khoản thuế này cho cơ quan hải quan của nước nhập khẩu. 

5.2 Làm thế nào phân biệt DDP và CIF?

DDP và CIF (Cost, Insurance and Freight) là hai điều kiện dễ gây nhầm lẫn, bạn có thể phân biệt dựa trên các tiêu chí chuyển giao rủi ro, trách nhiệm chi phí và bảo hiểm. Cụ thể như sau:

Tiêu chíDDP (Delivered Duty Paid)CIF (Cost, Insurance and Freight)
Chuyển giao rủi roRủi ro được chuyển từ người bán sang người mua khi hàng hóa được giao tại địa điểm chỉ định ở nước nhập khẩu.Rủi ro được chuyển từ người bán sang người mua ngay khi hàng hóa được giao lên tàu tại cảng xếp hàng
Trách nhiệm chi phíNgười bán chịu toàn bộ chi phí cho đến khi hàng tới tay người mua, bao gồm cả thông quan và thuế nhập khẩu.Người bán chịu chi phí vận chuyển và bảo hiểm đến cảng dỡ hàng. Người mua chịu chi phí từ cảng dỡ về kho, bao gồm thông quan và thuế nhập khẩu.
Bảo hiểmKhông bắt buộc nhưng người bán nên mua.Người bán bắt buộc phải mua bảo hiểm cho lô hàng.

5.3 DAP và DDP khác nhau thế nào?

DAP (Delivered at Place - Giao tại nơi đến) và DDP là hai điều kiện thuộc nhóm D, có điểm khác biệt cốt lõi ở 2 khía cạnh là thông quan nhập khẩu cùng trách nhiệm tổng thể. Bên dưới là thông tin chi tiết:

Tiêu chíDDP (Delivered Duty Paid)DAP (Delivered at Place)
Thông quan nhập khẩuNgười bán chịu trách nhiệm làm thủ tục và trả phí thông quan, thuế nhập khẩu.Người mua chịu trách nhiệm làm thủ tục và trả phí thông quan, thuế nhập khẩu.
Trách nhiệm tổng thểNgười bán chịu trách nhiệm tối đa, giao hàng sẵn sàng để dỡ tại điểm đến.Người bán hoàn thành nghĩa vụ khi giao hàng đến nơi chỉ định nhưng chưa thông quan nhập khẩu.

Tóm lại, hiểu rõ Delivered Duty Paid giúp nhà bán hàng, đặc biệt là chủ shop nhỏ lẻ, có thêm một lựa chọn tối ưu khi làm việc với nhà cung cấp nước ngoài. Điều kiện này mang lại sự tiện lợi và giảm thiểu rủi ro cho người mua. Tuy nhiên, hãy luôn cân nhắc kỹ về chi phí và thỏa thuận rõ ràng trong hợp đồng để đảm bảo quyền lợi cho mình. 

Đặc biệt, người bán lưu ý thêm, với đơn hàng vận chuyển trong nước, chi phí giao nhận nội địa có thể được tính thuế giá trị gia tăng từ 8 - 10%. Để dễ dàng quản lý chi phí cố định hàng tháng và tránh các biến động giá bất ngờ, người bán nên ưu tiên chọn đơn vị vận chuyển có bảng giá cố định, bình ổn quanh năm.

GHN - Giao hàng cực nhanh, cước phí cực tốt, shop thảnh thơi chốt đơn!

Là đối tác thân thiết của hơn 100.000 shop online và doanh nghiệp, công ty Giao Hàng Nhanh (GHN) luôn được đánh giá cao về cước phí hợp lý. Trong đó, chỉ từ 15.5K, chủ shop có thể giao đơn thông thường nhanh chóng. Hoặc người bán chỉ cần 4.000 đồng/kg (20 kg đầu tiên) để vận chuyển đơn nặng ký về tận nhà. Đồng thời, cước phí Giao Hàng Nhanh thông báo đã bao gồm VAT, duy trì ổn định quanh năm (không phân biệt ngày thường hay Lễ, Tết).

Bên cạnh đó, công ty GHN còn mang đến nhiều quyền lợi khác cho shop như:

  • Cam kết giao hàng nhanh: Với hệ thống phân loại tự động 100% và mạng lưới bưu cục rộng khắp cả nước, GHN cam kết tốc độ giao hàng nhanh và ổn định. Đơn nội thành được giao xong chỉ trong 24 giờ, đơn liên tỉnh chỉ từ 1 - 2 ngày giúp tăng sự hài lòng của khách hàng.
  • Chính sách đền bù minh bạch: GHN có chính sách đền bù rõ ràng, minh bạch cho các trường hợp hàng hóa bị thất lạc hoặc hư hỏng (lên đến 5 triệu đồng). Mọi khiếu nại của khách hàng đều được đội ngũ hỗ trợ chuyên nghiệp xử lý nhanh chóng, đảm bảo tối đa quyền lợi cho shop.
  • Có nhiều công cụ hỗ trợ bán hàng miễn phí: GHN tích hợp nhiều tính năng hữu ích ngay trên web/app GHN VN như Giao 1 phần - Trả 1 phần, Giao thất bại - Thu tiền, Cảnh báo bom hàng,... Những công cụ này giúp các chủ shop tối ưu hóa quy trình vận hành và giảm thiểu rủi ro trong kinh doanh online.

Giao Hàng Nhanh không chỉ có cước phí hợp lý, mà còn mang lại tốc độ vận chuyển ấn tượng cho mọi shop đều hài lòng.

>> Trải nghiệm ngay dịch vụ giao hàng chuyên nghiệp, nhanh chóng và tiết kiệm của GHN để bứt phá doanh thu. Đăng ký ngay!


 

← Bài trước Bài sau →
Bài viết liên quan:
Top
search-ui Tra cứu
user Đăng ký / Đăng nhập