MSDS là gì? Tất tần tật về bảng chỉ dẫn an toàn hóa chất MSDS
- Ngày đăng:
- Kiến thức giao hàng
- – Cập nhật lần cuối:
Đối với các chủ shop kinh doanh mặt hàng đặc thù như mỹ phẩm hay hóa chất, hiểu rõ vai trò của MSDS vô cùng quan trọng. Vậy MSDS là gì và làm thế nào tra cứu bảng MSDS hóa chất? Bài viết này sẽ giải đáp “tất tần tật” các thắc mắc này để shop bán hàng thuận lợi hơn.
1. MSDS là gì?
MSDS (viết tắt của Material Safety Data Sheet) là một văn bản chứa thông tin chi tiết về một loại hóa chất bất kỳ. Qua đó cung cấp cho người bán và người tiêu dùng kiến thức cần thiết để sử dụng đúng cách, đồng thời chủ động phòng ngừa và xử lý khi tiếp xúc gần với chúng.
Bảng MSDS của hóa chất giúp bảo vệ an toàn cho người dùng khi tiếp xúc với những chất này.
>> Xem thêm: Hải quan là gì? Hướng dẫn cách làm thủ tục thông quan chi tiết
2. Bảng MSDS gồm những gì?
MSDS được trình bày theo một tiêu chuẩn chung, có đủ 16 mục, đảm bảo người đọc nắm bắt thông tin nhanh chóng, chính xác. Dưới đây là các nội dung thường có trong một bảng MSDS:
- Mục 1: Nhận dạng sản phẩm (Product Identification): Cung cấp tên thương mại, tên hóa học của sản phẩm và thông tin liên hệ của nhà cung cấp.
- Mục 2: Thông tin về thành phần (Hazardous Ingredients): Liệt kê các thành phần hóa học nguy hiểm có trong sản phẩm cùng nồng độ của chúng.
- Mục 3: Nhận dạng mối nguy hiểm (Hazards Identification): Mô tả các mối nguy hiểm tiềm tàng với sức khỏe và môi trường, ví dụ như khả năng gây cháy, ăn mòn hay độc tính.
- Mục 4: Biện pháp sơ cứu (First Aid Measures): Hướng dẫn các bước sơ cứu cần thiết khi xảy ra sự cố tiếp xúc với hóa chất qua da, mắt, đường hô hấp hoặc nuốt phải.
- Mục 5: Biện pháp chữa cháy (Fire-Fighting Measures): Cung cấp thông tin về cách xử lý khi có hỏa hoạn, gồm các phương tiện chữa cháy phù hợp và các mối nguy đặc biệt.
- Mục 6: Biện pháp xử lý khi có sự cố tràn đổ (Accidental Release Measures): Hướng dẫn quy trình dọn dẹp an toàn khi hóa chất bị rò rỉ hoặc tràn ra ngoài.
- Mục 7: Sử dụng và bảo quản (Handling and Storage): Đưa ra các chỉ dẫn về cách thao tác, vận chuyển và lưu trữ hóa chất một cách an toàn.
- Mục 8: Kiểm soát phơi nhiễm và bảo hộ cá nhân (Exposure Controls/Personal Protection): Đề xuất các giới hạn phơi nhiễm và các trang bị bảo hộ cá nhân (PPE) cần thiết khi làm việc với hóa chất.
- Mục 9: Đặc tính lý hóa (Physical and Chemical Properties): Liệt kê các thông tin như trạng thái, màu sắc, mùi, nhiệt độ sôi, điểm nóng chảy và độ pH.
- Mục 10: Mức độ ổn định và khả năng phản ứng (Stability and Reactivity): Mô tả tính ổn định của hóa chất và điều kiện cần tránh để không gây ra phản ứng nguy hiểm.
- Mục 11: Thông tin về độc tính (Toxicological Information): Cung cấp dữ liệu về các ảnh hưởng độc hại của hóa chất đến sức khỏe con người.
- Mục 12: Thông tin về sinh thái (Ecological Information): Mô tả tác động của hóa chất đối với môi trường và hệ sinh thái.
- Mục 13: Biện pháp thải bỏ (Disposal Considerations): Hướng dẫn cách thải bỏ hóa chất và bao bì một cách an toàn, đúng quy định.
- Mục 14: Thông tin vận chuyển (Transport Information): Cung cấp các quy định và phân loại hàng hóa nguy hiểm cho việc vận chuyển bằng các đường khác nhau.
- Mục 15: Thông tin về quy định (Regulatory Information): Liệt kê các quy định, luật lệ an toàn áp dụng cho hóa chất đó.
- Mục 16: Các thông tin khác (Other Information): Bao gồm ngày ban hành, ngày sửa đổi và các thông tin bổ sung khác.
3. Tầm quan trọng của tờ khai MSDS là gì?
Tờ khai MSDS không chỉ là một thủ tục hành chính, mà còn là công cụ đảm bảo an toàn cho những ai tiếp xúc với hóa chất. Bởi, MSDS cung cấp đầy đủ thông tin về rủi ro tiềm ẩn của sản phẩm giúp người bán, người sử dụng và người vận chuyển biết cách xử lý, sử dụng sao cho an toàn, tránh tai nạn ngoài ý muốn.
Hơn nữa, bảng chỉ dẫn an toàn hóa chất MSDS hợp lệ giúp quá trình thông quan hàng hóa nhanh chóng và thuận lợi. Điều này nhằm hạn chế hàng bị giữ lại hoặc trả về.
Mẫu MSDS minh họa
>> Xem thêm: Hướng dẫn cách khai báo Manifest chi tiết trong xuất nhập khẩu
4. Các mặt hàng cần phải có bảng chỉ dẫn an toàn MSDS
Không phải tất cả sản phẩm đều cần MSDS. Thế nhưng với mặt hàng chứa thành phần hóa học gây nguy hiểm, đây là một loại giấy tờ bắt buộc.
Một số mặt hàng phổ biến cần giấy chứng nhận MSDS là:
- Các loại hóa chất dạng lỏng, bột, rắn: Gồm dung môi, hóa chất công nghiệp, bột màu, chất tẩy rửa.
- Mỹ phẩm: Các sản phẩm như sơn móng tay, nước tẩy móng, keo xịt tóc, nước hoa thường chứa cồn hoặc các chất dễ cháy.
- Sản phẩm chứa pin: Các thiết bị điện tử, đồ chơi có pin lithium, pin sạc dự phòng đều cần MSDS khi vận chuyển.
- Sơn, mực in: Đây là những sản phẩm chứa dung môi và hóa chất dễ bay hơi, tiềm ẩn nguy cơ cháy nổ.
- Hàng hóa khác: Một số loại thực phẩm chức năng, hương liệu, nam châm, bình chứa khí nén cũng có thể được yêu cầu cung cấp MSDS.
5. Ai chịu trách nhiệm cung cấp bảng chỉ dẫn MSDS của hóa chất?
Trách nhiệm soạn thảo và cung cấp bảng MSDS hóa chất thuộc về nhà sản xuất, nhà nhập khẩu hoặc nhà phân phối sản phẩm đó. Khi người tiêu dùng mua hàng, bên bán/sản xuất có nghĩa vụ xuất trình bảng MSDS đầy đủ và chính xác. Tương tự, chủ shop phải đưa MSDS cho bên vận chuyển để đảm bảo tuân thủ quy định khi vận chuyển, lưu trữ hàng hóa.
Nhà sản xuất, nhà nhập khẩu hoặc nhà phân phối sản phẩm là người cung cấp bảng chỉ dẫn MSDS cho người dùng.
>> Xem thêm: IHC là gì? Mức phí IHC phải nộp là bao nhiêu?
6. Hướng dẫn cách tra cứu bảng MSDS hóa chất
Để tìm bảng chỉ dẫn an toàn hóa chất MSDS cho sản phẩm, chủ shop có thể áp dụng một số cách tra cứu đơn giản và nhanh chóng bên dưới:
6.1. Cách tra cứu trên trang web của nhà sản xuất hoặc nhà phân phối
Đây là cách chính thống và đáng tin cậy nhất để có giấy chứng nhận MSDS. Các bước thực hiện như sau:
- Bước 1: Truy cập trang web chính thức của công ty sản xuất hoặc đơn vị phân phối sản phẩm.
- Bước 2: Tìm đến mục Sản phẩm (Products), Tài liệu (Documents), Hỗ trợ (Support) hoặc Tài nguyên (Resources).
- Bước 3: Tìm tên sản phẩm kèm theo từ khóa MSDS hoặc SDS.
- Bước 4: Tải về file MSDS, thường ở định dạng PDF.
6.2. Sử dụng cơ sở dữ liệu trực tuyến
Nếu không tìm thấy trên website nhà sản xuất, chủ shop hãy thử tìm kiếm trên công cụ tìm kiếm (như Google hay Bing) hoặc cơ sở dữ liệu MSDS trực tuyến. Cách làm rất đơn giản là:
- Bước 1: Mở công cụ tìm kiếm như Google.
- Bước 2: Gõ vào ô tìm kiếm theo cú pháp: Tên sản phẩm + tên nhà sản xuất + MSDS (hoặc SDS).
- Bước 3: Chọn kết quả từ các nguồn uy tín để xem và tải về.
6.3 Xem trong tài liệu đính kèm sản phẩm
Đối với nhiều sản phẩm, đặc biệt là hàng hóa công nghiệp, MSDS có thể được in và gửi kèm trực tiếp trong thùng hàng. Theo đó, chủ shop hãy kiểm tra kỹ tài liệu đi kèm để có thông tin cần thiết mà không cần mất nhiều thời gian tra cứu thêm.
6.4 Liên hệ với nhà cung cấp sản phẩm
Nếu đã thử các cách trên mà vẫn không tìm được MSDS, cách tốt nhất là người bán liên hệ trực tiếp với nhà cung cấp hoặc nhà sản xuất qua email, gọi điện cho bộ phận chăm sóc khách hàng,...
7. Một số câu hỏi thường gặp
Xoay quanh chủ đề MSDS là gì, có nhiều câu hỏi mà các chủ shop thường thắc mắc. Đó là:
7.1. Có phải tất cả các loại hóa chất đều bắt buộc có MSDS?
Không phải tất cả các hóa chất đều yêu cầu MSDS. Theo quy định, chỉ những hóa chất được phân loại là nguy hiểm (ví dụ: dễ cháy, độc hại, ăn mòn) mới bắt buộc có bảng chỉ dẫn an toàn hóa chất MSDS. Tuy nhiên, nhiều nhà sản xuất vẫn sẵn sàng cung cấp MSDS cho cả các sản phẩm không nguy hiểm để đảm bảo tính minh bạch.
Chỉ dẫn MSDS không bắt buộc trên mọi sản phẩm, nhưng phải có trên các mặt hàng được phân loại nguy hiểm.
7.2. MSDS có sự khác nhau ở các quốc gia khác nhau không?
Có, quy định về định dạng và nội dung của MSDS có thể khác nhau tùy theo từng quốc gia hoặc khu vực. Ví dụ, MSDS ở Mỹ tuân theo tiêu chuẩn của OSHA, trong khi ở Châu Âu tuân theo quy định REACH. Tuy nhiên, hệ thống hài hòa toàn cầu (GHS) đang được áp dụng rộng rãi để thống nhất hóa tiêu chuẩn này dưới một tên gọi chung là SDS (Safety Data Sheet).
7.3. Điểm khác biệt giữa MSDS và SDS trong hóa chất là gì?
Về cơ bản, SDS (Safety Data Sheet) là phiên bản cập nhật và tiêu chuẩn hóa toàn cầu của MSDS. SDS là một tài liệu an toàn theo Hệ thống hài hòa toàn cầu (GHS) với 16 mục có cấu trúc cố định, trong khi MSDS có thể có số mục và định dạng khác nhau. Hiện nay, SDS đang dần thay thế hoàn toàn MSDS để tạo sự đồng nhất trên toàn thế giới.
Hiểu rõ MSDS là gì và quy định liên quan không chỉ giúp shop tuân thủ pháp luật, minh bạch chất lượng sản phẩm; mà còn đảm bảo an toàn cho chính mình với khách hàng. Không chỉ vậy, đối với các shop kinh doanh tập trung trong nước, minh bạch thông tin sản phẩm là chưa đủ, mà còn cần lựa chọn một đơn vị vận chuyển uy tín như công ty Cổ phần Dịch vụ Giao Hàng Nhanh (GHN).
Đây là yếu tố then chốt để xây dựng niềm tin để khách hàng tiềm năng trở thành khách hàng trung thành lâu dài. Bởi, công ty Giao Hàng Nhanh tự tin giúp shop giao hàng an toàn, nguyên vẹn với cước phí tiết kiệm.
Giao Hàng Nhanh - Giao siêu nhanh, shop “chốt” đơn nội thành, liên tỉnh thoải mái
Dưới đây là những lý do công ty GHN luôn là lựa chọn hàng đầu của hàng trăm ngàn chủ shop online và doanh nghiệp:
- Tốc độ giao hàng siêu nhanh: Giao Hàng Nhanh cam kết hoàn thành đơn trong thời gian sớm nhất. Với đơn nội thành, khách hàng có thể nhận chỉ trong 24 giờ, còn với đơn liên tỉnh Sài Gòn - Hà Nội thì chỉ từ 1 - 2 ngày. Tốc độ vượt trội này giúp người bán tăng tỷ lệ giao hàng thành công và nâng cao sự hài lòng của khách hàng.
- Cước phí hợp lý: Bảng giá Giao Hàng Nhanh siêu tiết kiệm và được thiết kế tối ưu cho shop online lớn và nhỏ. Cụ thể, với đơn thông thường, GHN áp dụng đồng giá từ 15.5K/đơn; còn đơn nặng ký hay cồng kềnh thì chỉ từ 4.000 đồng/kg cho 20 kg đầu tiên. Ngoài ra, GHN còn có nhiều chương trình ưu đãi khi lượng đơn ổn định >400/tháng để hỗ trợ shop tối ưu chi phí vận hành.
- Đối soát COD linh hoạt: GHN hỗ trợ shop đối soát và chuyển COD linh hoạt tất cả các ngày trong tuần. Điều này giúp shop chủ động xoay vòng vốn nhanh chóng và hiệu quả.
- Dễ theo dõi hành trình đơn hàng: Hệ thống quản lý GHN trên web/app GHN VN được thiết kế trực quan, thân thiện. Nhờ thế, người bán và khách hàng dễ dàng theo dõi trạng thái đơn hàng 24/7, giảm rủi ro thất lạc.
- Có nhiều tính năng hiện đại: GHN tích hợp nhiều tính năng hỗ trợ bán hàng hiệu quả như Giao 1 phần - Trả 1 phần, Giao lại 3 lần, Cảnh báo chống bom hàng,... Vì thế, chủ shop giảm chi phí phát sinh và tăng trưởng doanh thu bền vững.
GHN nỗ lực hoàn thành đơn tất cả các ngày trong tuần giúp shop “chinh phục” sự yêu mến của khách hàng.
>> Trải nghiệm ngay dịch vụ giao hàng chuyên nghiệp, an toàn và nhanh chóng của GHN để công việc kinh doanh online của shop trở nên dễ dàng hơn.
Bài viết liên quan:
- Hướng dẫn thực hiện quy trình ủy thác xuất khẩu đơn giản dẽ hiểu
- HBL là gì trong xuất nhập khẩu? Hướng dẫn cách phân biệt giữa HBL
- EDO là gì? Những thông tin về EDO trong xuất nhập khẩu shop nên quan tâm