Freight là gì? Cách tiết kiệm Freight Cost hiệu quả
- Ngày đăng:
- Kiến thức giao hàng
1. Freight là gì?
Freight là từ dùng để chỉ quá trình vận chuyển hàng hóa từ nơi này đến nơi khác thông qua các hình thức như đường bộ, đường biển, đường sắt, đường hàng không phục vụ cho hoạt động bán hàng, thương mại. Khi nhắc đến Freight, chủ shop cũng cần nắm thêm khái niệm Freight Cost - có nghĩa là chi phí vận chuyển để gửi hàng từ điểm này đến điểm khác.
Freight là gì? Đây là từ chỉ quá trình vận chuyển hàng hóa thương mại từ điểm giao hàng đến điểm đích bằng nhiều hình thức vận tải như đường bộ, đường sắt,...
2. Các loại chi phí vận chuyển quan trọng
Hiện nay, chi phí vận chuyển (Freight cost) có thể được thanh toán theo 2 hình thức như:
- Freight Prepaid (Vận chuyển hàng hóa trả trước): Với hình thức thanh toán này, người bán sẽ thanh toán trước phí vận chuyển và có quyền sở hữu hàng hóa cho đến khi người nhận hàng thanh toán.
- Freight Collect (Thu thập cước phí): Là hình thức thanh toán chi phí vận chuyển mà người mua sẽ thanh toán cước phí và có quyền sở hữu hàng hóa khi shipper giao hàng đến nơi.
Dựa trên 2 hình thức thu phí vận chuyển này, chủ shop có thể nhận thấy một số khái niệm liên quan như:
- Người nhận hàng thu hộ: Đây là loại chi phí vận chuyển thuộc hình thức thu thập cước phí. Vì người nhận hàng chịu trách nhiệm thanh toán cước phí vận chuyển, thủ tục hải quan, đóng thuế và các chi phí khác.
- Trả trước toàn bộ hoặc một nửa: Shop sẽ là người chi trả chi phí vận chuyển một nửa hoặc toàn bộ, điều này giúp tạo uy tín cho khách hàng. Do đó, trả trước toàn bộ hoặc một nửa thuộc hình thức vận chuyển hàng hóa trả trước.
- Bên thứ ba: Là hình thức mà chủ shop sử dụng dịch vụ của công ty hậu cần để xử lý công việc vận chuyển, thanh toán phí vận chuyển. Với hình thức này, shop sẽ chi trả trước chi phí giao hàng và phí dịch vụ cho bên thứ ba để giao đơn hàng đến người nhận. Khi nhận nhận hàng, bên mua sẽ thanh toán cho đơn vị vận chuyển hoặc thanh toán sau cho người bán.
- Thu tiền khi giao hàng (COD): Đây là hình thức người nhận thanh toán đơn hàng (tiền hàng và cả tiền vận chuyển) khi shipper giao hàng đến. Sau đó đơn vị vận chuyển sẽ kết toán lại tiền hàng cho người bán. Từ khái niệm này có thể thất thu tiền khi giao hàng là hình thức thu thập cước phí.
- Freight-on-Board hoặc Free-on-Board (FOB): Freight-on-Board thuộc hình thức thanh toán thu thập cước phí vận chuyển. Bởi lẽ với FOB, người nhận hàng chịu toàn bộ về tiền đơn hàng, bao gồm cả tiền hàng, tiền thuế, tiền vận chuyển,... khi đơn hàng đến nơi.
- FOB Destination (FOB điểm đến): Được hiểu là quyền sở hữu hàng hóa sẽ được chuyển giao cho người nhận khi đơn hàng đến điểm đích. Trong quá trình vận chuyển, nếu đơn hàng bị thất thoát, người bán sẽ chịu hoàn toàn trách nhiệm như giao lại, bồi thường cho người mua. Từ khái niệm này, FOB Destination là hình thức vận chuyển hàng hóa trả trước.
- FOB Shipping point (FOB điểm giao hàng): Là khái niệm để chỉ quyền sở hữu hàng hóa chuyển từ người bán sang người mua ở thời điểm hàng hóa xếp lên tàu tại điểm giao hàng. Điều này có nghĩa, người mua sẽ tự chịu trách nhiệm hoàn toàn về chi phí vận chuyển và hàng hóa trong quá trình vận chuyển đến điểm đích. Từ đây có thể thấy khái niệm FOB Shipping point để chỉ hình thức thu thập cước phí.
Dựa trên hình thức vận chuyển hàng hóa trả trước và thu thập cước phí, hiện có nhiều khái niệm liên quan đến thu phí vận chuyển như nhân hàng thu hộ, thu tiền khi nhận hàng,...
>> Xem thêm: Local Charge là gì? Danh sách các loại phí Local Charge
3. Làm thế nào tối ưu chi phí vận chuyển cho shop online?
Ngoài Freight là gì, làm thế nào để tối ưu chi phí cho shop cũng được nhiều người quan tâm. Để có thể tối ưu chi phí vận chuyển, các shop online có thể tham khảo một số cách sau đây:
3.1 Chọn đơn vị vận chuyển có cước phí tốt
Hiện nay, để shop online có thể tăng lợi thế cạnh tranh, thu hút khách hàng hiệu quả đòi hỏi người bán thực hiện hình thức thanh toán vận chuyển hàng hóa trả trước. Do vậy, chủ shop nên lựa chọn dịch vụ vận chuyển có cước phí hợp lý, ổn định và có nhiều ưu đãi cho đối tác nếu có lượng đơn hàng lớn. Qua đó shop có thể tiết kiệm tối đa chi phí, thu về lợi nhuận tốt và tạo niềm tin cho khách hàng hiệu quả.
Trước khi thực hiện vận chuyển, người bán nên đóng gói hàng hoá cẩn thận, đảm bảo giữ nguyên chất lượng vật phẩm/ vật dụng bên trong, khách hàng đánh giá cao dịch vụ, tăng tỷ lệ quay lại mua hàng. Ngoài ra, việc đóng gói hàng đúng quy chuẩn còn giúp đơn vị vận chuyển phân loại đơn đúng, giao hàng nhanh, shop giảm chi phí vận chuyển phát sinh. Tuỳ vào loại hàng hoá (hàng kích thước lớn, hàng dễ vỡ,...) mà cách đóng gói sẽ có sự khác nhau, chủ shop có thể tham khảo hướng dẫn chi tiết đóng gói hàng hoá an toàn và chi tiết TẠI ĐÂY.
3.3 Theo dõi tiến trình vận đơn để kịp thời xử lý vấn đề phát sinh
Việc theo dõi quá trình vận chuyển đơn hàng giúp shop có thể kịp thời phát hiện vấn đề phát sinh như chậm trễ, tuyến đường giao không đúng,... Nhờ đó giúp shop xử lý sự cố nhanh chóng, giảm thiểu chi phí phát sinh do giao hàng lại, khách trả hàng/hoàn tiền do thời gian giao lâu. Để shop có thể theo dõi tiến trình vận đơn dễ dàng, shop cập nhật trên hệ thống đơn vị vận chuyển, phần mềm quản lý bán hàng hoặc kênh bán hàng.
3.4 Cân nhắc gộp đơn hợp lý
Cách tiếp theo để giúp shop tối ưu chi phí vận chuyển đó là gộp đơn hàng hợp lý. Với phương pháp này, shop có thể giao nhiều đơn trong một lần, giảm chi phí vận chuyển hiệu quả, đồng thời quản lý hàng hoá dễ dàng, tránh tình trạng thất lạc đơn. Theo đó, để gộp đơn, shop có thể dựa trên các tiêu chí mẫu mã, size, số lô, địa điểm nhận, khách đặt hàng,... Sau khi đã phân loại, shop tiến hành đóng gói và gửi đơn vị vận chuyển để thực hiện giao đơn đến người mua.
4. Giải đáp thắc mắc
Ngoài câu hỏi khái niệm về Freight, nhiều chủ shop còn quan tâm đến một số vấn đề khác như:
4.1 Air Freight là gì?
Air Freight là hình thức vận chuyển hàng hóa qua đường hàng không. Thông thường, các sản phẩm vận chuyển bằng hình thức đường hàng không là hàng hoá giao gấp, sản phẩm dễ vỡ, đồ giá trị cao (xa xỉ phẩm), hàng xách tay,...
4.2 Ocean Freight có nghĩa là gì?
Ocean Freight là từ để chỉ vận chuyển hàng hóa bằng đường biển. Hình thức vận chuyển này thường được áp dụng cho các đơn hàng quốc tế, giao đơn hàng cồng kềnh, siêu trọng,... Thông thường chi phí vận chuyển hàng hóa đường biển tiết kiệm hơn so với vận tải hàng không.
4.3 Freight Charge có giống với Freight Cost không?
Freight Charge bao gồm nhiều thành phần khác nhau, từ chi phí vận chuyển thực tế (tức Freight Cost), phí xử lý hàng hóa đến các dịch vụ bổ sung như bảo hiểm, thuế,... Từ đó đảm bảo hàng hoá được vận chuyển đúng thời gian dự kiến và an toàn đến địa điểm nhận. Vì vậy, Freight Charge có khái niệm, đặc điểm khác với Freight Cost.
Đến đây chắc hẳn bạn đã có câu trả lời chi tiết cho câu hỏi Freight là gì, các loại chi phí vận chuyển. Mong rằng qua bài viết này, shop online có thể hiểu rõ về các hiểu hơn về các khái niệm mới trong vận chuyển hàng hoá, từ đó tối ưu quá trình kinh doanh hiệu quả hơn.
Bài viết liên quan: