Chiến lược chi phí thấp là gì và cách triển khai hiệu quả

Áp dụng chiến lược chi phí thấp vào hoạt động kinh doanh là bí quyết giúp các chủ shop thu hút được nhiều khách hàng, gia tăng tỷ lệ người mua chốt đơn và tạo lợi thế cạnh tranh trên thị trường hiệu quả. Vậy chiến lược chi phí thấp là gì? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

1. Tìm hiểu chiến lược chi phí thấp là gì?

Chiến lược chi phí thấp (Low Cost Strategy) là một loại chiến lược tập trung vào việc cung cấp cho khách hàng những sản phẩm/dịch vụ với mức giá thấp hơn mặt bằng chung của thị trường, hoặc đối thủ cạnh tranh cùng lĩnh vực.

Mục đích triển khai chiến lược này nhằm đánh vào tâm lý ‘chuộng’ sản phẩm có chi phí rẻ của khách hàng, từ đó thu hút thêm nhiều người mua để tăng doanh thu và tạo lợi thế cạnh tranh so với các shop khác.

Chiến lược chi phí thấp hướng đến việc cắt giảm chi phí sản xuất, chi phí nhân công, chi phí mặt bằng… như một giải pháp để giảm giá thành sản phẩm, nhưng vẫn đảm bảo chất lượng đủ tốt để cạnh tranh.

Một số doanh nghiệp sử dụng chiến lược chi phí thấp đạt hiệu quả như mong đợi phải kể đến là:

  • Với mong muốn giúp các shop tối ưu chi phí vận chuyển để tập trung vào hoạt động kinh doanh, Giao Hàng Nhanh đã áp dụng chiến lược cạnh tranh chi phí thấp. Theo đó, chủ shop khi hợp tác với Giao Hàng Nhanh có thể lên đơn dễ dàng qua ứng dụng/website với cước phí thấp cùng nhiều ưu đãi, đặc quyền hấp dẫn, cho khách hàng thoải mái mua sắm mà không ngại phí ship cao.

  • Một ví dụ khác về chiến lược tập trung chi phí thấp chính là Lazada. Bên cạnh xây dựng mô hình kinh doanh trực tuyến giá tốt, mới đây, Lazada đã triển khai kênh mua sắm Choice Lazada, với mong muốn vừa mang đến cho người mua trải nghiệm mua sắm tiết kiệm, vừa giúp người bán gia tăng doanh số và bán được nhiều hàng hơn. Theo đó, trong một khoảng thời gian giới hạn, người dùng sẽ mua được các sản phẩm bất kì với giá siêu rẻ chỉ 13K, 23K, 40K… cùng ưu đãi miễn phí vận chuyển và giao hàng nhanh chóng trong vòng 1 - 3 ngày.

2. TOP 8 yếu tố quan trọng để triển khai chiến lược chi phí thấp

Để triển khai thành công chiến lược chi phí thấp, chủ shop cần chú ý đến các yếu tố dưới đây:

2.1. Hệ thống sản xuất

Tập trung vào việc gia tăng hiệu quả sản xuất để làm ra được sản phẩm nhiều hơn trong cùng một thời gian, hoặc với cùng lượng tài nguyên đầu vào giúp shop giảm bớt chi phí. Từ đó có thể hạ giá thành sản phẩm để tạo ra lợi thế cạnh tranh trước đối thủ.

2.2. Chi phí lao động

Sử dụng thị trường lao động giá rẻ là cách áp dụng chiến lược chi phí hiệu quả. Theo đó, shop có thể mở các xưởng sản xuất ở những vùng ngoại ô, nơi có mức sống thấp, dân cư đông đúc sẽ tuyển được những lao động giá rẻ.

2.3. Giá nguyên liệu thô

Thông thường, giá bán sản phẩm sẽ bao gồm giá trị của các thành phần, nguyên liệu thô được sử dụng để cấu thành. Vì thế, khi cắt giảm chi phí nguyên liệu, hiển nhiên giá thành sản phẩm cũng sẽ giảm theo.

2.4. Quy mô kinh doanh

Quy mô kinh doanh lớn hay nhỏ đều có tác động đến giá thành sản phẩm cuối cùng. Bởi với quy mô nhỏ, shop sẽ không mất nhiều tiền thuê mặt bằng, đồng thời dây chuyền sản xuất cũng không quá phức tạp và chi phí phát sinh như tồn kho, vệ sinh, điện nước… cũng thấp hơn.

2.5. Nguồn lực tài chính

Phân tích, kiểm soát nguồn lực tài chính là hoạt động cần được thực hiện đều đặn ở từng giai đoạn kinh doanh. Việc này sẽ giúp shop nắm rõ nguồn vốn, các khoản đầu tư, lãi vay của mình, từ đó chủ động đưa ra các quyết định cắt giảm chi phí để tối ưu hóa lợi nhuận.

Việc kiểm soát tài chính nhằm đảm bảo shop luôn có nguồn lực để hoạt động xuyên suốt, đảm bảo các kế hoạch được thực hiện.

2.6. Marketing

Marketing đóng vai trò quan trọng trong việc quảng bá thương hiệu, kết nối cung - cầu trên thị trường để shop đẩy mạnh hoạt động kinh doanh. Vì thế, khi áp dụng chiến lược chi phí thấp, shop đừng quên hoạch định chiến lược phân phối và giá cả phù hợp với thị trường lẫn đối tượng khách hàng mục tiêu.

2.7. Nghiên cứu và phát triển

Đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu và phát triển là cách giúp shop dễ dàng ứng dụng các công nghệ tiên tiến vào việc kinh doanh. Nhờ vậy, doanh nghiệp sẽ nâng cao năng suất, gia tăng chất lượng sản phẩm và cải thiện quy trình sản xuất để tiết kiệm chi phí tối ưu.

2.8. Hệ thống thông tin

Xây dựng và phân tích hệ thống thông tin kỹ càng giúp shop kiểm soát được dữ liệu thông tin hiện tại về đối tượng khách hàng, xu hướng mua sắm, đối thủ cạnh tranh… có đầy đủ, chính xác hay không. Qua đó, shop có thể hoạch định chiến lược chi phí thấp phù hợp, giúp tiếp cận và đáp ứng tối đa nhu cầu của thị trường đang hướng đến.

3. Vai trò của chiến lược chi phí thấp với doanh nghiệp

Trước khi thực hiện chiến lược chi phí thấp, bạn nên xem xét một số ưu nhược điểm để đánh giá rằng có phù hợp với mô hình kinh doanh và phát triển của mình không. Cụ thể:

3.1. Ưu điểm

Với việc áp dụng chiến lược chi phí thấp, shop sẽ đạt được những lợi ích như sau:

- Thu hút được nhiều khách hàng: Các shop cung cấp sản phẩm với chi phí thấp có lợi thế trong việc đặt giá sản phẩm, qua đó thu hút được lượng lớn khách hàng tiềm năng.

- Giảm chi phí sản xuất: Với việc dẫn đầu về doanh số khi có nhiều người mua, shop có thể sẽ mua nguyên vật liệu, vật dụng số lượng tương đối lớn hơn. Nhờ vậy, có thể tạo ra khả năng đàm phán về giá cả với nhà cung cấp để giảm phí đầu vào nhằm tối ưu chi phí sản xuất.

- Thu về lợi nhuận cao: Khi giảm thiểu chi phí phát triển và sản xuất sản phẩm, shop sẽ đạt được tỷ suất lợi nhuận cao hơn so với các đối thủ cạnh tranh trực tiếp trong cùng ngành.

- Hạn chế bị ảnh hưởng khi bên cung cấp tăng giá hoặc khách ép giá: Thông thường các shop áp dụng chiến lược cạnh tranh chi phí thấp sẽ tạo ra mô hình định giá tốt nhất, nên ít chịu tác động từ môi trường bên ngoài.

- Có lợi thế cạnh tranh lớn: Trong những trường hợp các công ty sản xuất cùng ngành có mức giá như nhau, thì shop nào có sản phẩm giá thấp với chất lượng tương đương sẽ có lợi thế cạnh tranh cao hơn.

Việc bán sản phẩm với giá rẻ hơn mặt bằng chung giúp shop thu hút nhiều khách hàng, tăng khả năng cạnh tranh và tối đa hóa lợi nhuận.

3.2. Nhược điểm

Bên cạnh những lợi ích, chiến lược chi phí thấp cũng tồn tại một số thử thách cho shop như:

- Lạm phát chi phí: Một số doanh nghiệp sử dụng chiến lược tối ưu chi phí thấp dễ bị thâm hụt ngân sách do không lường trước được. Chẳng hạn như, chất lượng sản phẩm kém/dễ hư hỏng… khiến khách hàng đánh giá tiêu cực và shop phải mất chi phí cho việc xử lý truyền thông hay hoàn trả tiền cho khách.

- Thay đổi về công nghệ: Bên cạnh xu hướng mua sắm của người tiêu dùng ngày càng dịch chuyển, sự đổi mới công nghệ cũng có thể làm triệt tiêu các lợi thế về chi phí của doanh nghiệp.

- Bỏ qua những nhóm khách hàng tiềm năng khác: Áp dụng chiến lược chi phí thấp có thể khiến bạn bỏ qua cơ hội tiếp cận những phân khúc khách hàng không quan tâm đến chi phí mà có xu hướng lựa chọn sản phẩm chất lượng, tính năng cao cấp, giá trị sử dụng lâu dài…

- Không đáp ứng được nhu cầu khách hàng: Việc ‘chạy đua’ theo chiến lược cạnh tranh chi phí thấp sẽ khiến shop mải tập trung vào việc cắt giảm chi phí, mà vô tình bỏ qua nhu cầu của người tiêu dùng dẫn tới gặp khó khăn khi cải tiến sản phẩm.

- Các shop khác dễ dàng sao chép cách làm: Khi thấy shop sử dụng chiến lược low-cost strategy đang hút lấy thị phần khách hàng của mình, các đối thủ cạnh tranh cũng có thể sao chép lại để gia tăng lợi nhuận.

4. Cách áp dụng chiến lược chi phí thấp đạt hiệu quả cao

Nhằm đạt hiệu quả tối đa khi triển khai chiến lược chi phí thấp, shop hãy tham khảo một số cách được gợi ý dưới đây:

4.1. Giảm chi phí giao hàng

Lựa chọn đơn vị vận chuyển uy tín, cước phí thấp là bí quyết giúp shop vừa tiết kiệm được chi phí kinh doanh và tăng sự cạnh tranh trên thị trường. Hướng đến mục tiêu trở thành ‘người bạn đồng hành đáng tin cậy’ cùng shop trong mọi chiến lược tối ưu chi phí, Giao Hàng Nhanh (GHN) triển khai nhiều chính sách hỗ trợ như:

  • Thiết lập cước phí vận chuyển thấp, phù hợp với cả shop lớn và nhỏ cùng nhiều chương trình đồng giá giúp giảm chi phí giao nhận, tối ưu chi phí kinh doanh để đưa ra mức giá cạnh tranh và thu hút nhiều khách hàng hơn. Xem thêm TẠI ĐÂY.

  • GHN phát triển các tính năng hỗ trợ người bán như Giao 1 phần - Trả 1 phần song song với chương trình giảm giá của shop, giúp khách hàng vừa mua được sản phẩm với giá tốt, vừa chọn được sản phẩm phù hợp nhất, hạn chế tình trạng hoàn hàng.

  • GHN cung cấp hệ thống quản lý trực tuyến 24/7 trên website và App, giúp chủ shop theo dõi tình trạng đơn hàng dễ dàng, quản lý dòng tiền COD chặt chẽ, nhanh chóng xử lý các phát sinh (nếu có).

  • Đặc biệt là giao hàng nhanh hơn 6 tiếng so với các đơn vị vận chuyển khác, giúp hàng hóa đến tay khách nhanh chóng và an toàn, từ đó góp phần gia tăng uy tín cho shop.

Không chỉ hỗ trợ các shop dịch vụ giao hàng nhanh chóng, lấy đơn sớm, GHN còn triển khai bảng giá vận chuyển siêu ưu đãi để shop tiết kiệm tối đa chi phí.

Các shop hãy nhanh tay đăng ký trở thành đối tác của GHN qua https://sso.ghn.vn/register/.

4.2. Tăng quy mô sản xuất

Việc mở rộng quy mô sản xuất để ứng dụng dây chuyền hiện đại có tác động đáng kể đến chiến lược chi phí thấp. Khi cung ứng được lượng lớn sản phẩm, shop có thể đặt mức giá thấp hơn, từ đó chiếm lĩnh được phân khúc thị trường.

4.3. Chọn nơi cung ứng nguyên liệu thô trực tiếp

Thay vì mua nguyên liệu từ bên thứ ba, shop hãy tìm nguồn cung ứng trực tiếp tại xưởng, nhà máy… để vừa giảm thiểu chi phí vừa giảm sự phụ thuộc, tránh tình trạng bị ép giá. Mặt khác, việc tìm nguồn cung ứng nguyên liệu thô trực tiếp cũng giúp shop có thêm nguồn thu nhập khác - bằng cách bán lại cho các bên khác với giá mặt bằng chung của thị trường.

4.4. Giới hạn sản phẩm hoặc dịch vụ

Bằng cách cung cấp ít sản phẩm/dịch vụ, shop có thể tập trung mọi nguồn lực về một lĩnh vực đồng thời cắt giảm tối đa chi phí về nguyên liệu, vận hành, quản lý… Nhờ đó, khách hàng sẽ có được sự lựa chọn phù hợp về giá cả lẫn chất lượng.

4.5. Ứng dụng công nghệ hiện đại

Để giảm thiểu chi phí, shop nên nghiên cứu và áp dụng thêm công nghệ tự động hóa vào quá trình sản xuất. Việc này này sẽ góp phần cải tiến hóa quy trình sản xuất, nâng cao năng suất tổng thể, giúp làm ra được nhiều sản phẩm hơn trong cùng một thời gian hoặc với cùng một lượng tài nguyên đầu vào.

4.6. Tăng hoạt động marketing trực tiếp

Bên cạnh phân phối sản phẩm qua cửa hàng đại lý, shop đừng quên đẩy mạnh các hoạt động marketing trực tiếp qua điện thoại, catalog, mạng xã hội, tiếp thị tại điểm bán, tổ chức sự kiện… Cách này vừa giúp khách hàng tiếp cận hoặc đặt mua sản phẩm thuận tiện, vừa giúp shop dễ dàng xác định khách hàng tiềm năng, thiết lập mối quan hệ gắn kết và đánh giá, đo lường kết quả kinh doanh tốt hơn.

Tăng các hoạt động marketing trực tiếp còn là cách giúp shop gia tăng sự hài lòng, trải nghiệm của khách hàng để từ đó nâng cao lòng trung thành hơn.

Hy vọng qua bài viết trên shop đã hiểu rõ chiến lược chi phí thấp là gì để triển khai hiệu quả. Có thể nói, đây là một hướng phát triển mang lại nhiều lợi ích bền vững, giúp shop tăng khả năng tiếp cận khách hàng, thúc đẩy tăng doanh số và vượt qua các đối thủ để chiếm lĩnh thị trường.

Xem thêm:

← Bài trước Bài sau →
Bài viết liên quan:
Top
search-ui Tra cứu
user Đăng ký / Đăng nhập