Mã HS là gì? Hướng dẫn cách tra cứu mã HS Code chính xác
- Ngày đăng:
- Kiến thức giao hàng
Mã HS là gì? Cách tra cứu như thế nào? Là hai trong số nhiều câu hỏi được chủ shop quan tâm, đặc biệt là với các đơn hàng vận chuyển quốc tế. Việc nắm rõ thông tin và cách tra cứu loại mã này sẽ giúp shop tối ưu quy trình vận chuyển các đơn hàng quốc tế, giảm chi phí phát sinh. Cùng tìm hiểu nội dung bài viết sau để hiểu hơn về loại mã này nhé.
1. Tìm hiểu HS Code là gì? Vai trò chính của mã HS
HS (viết tắt của Harmonized System of Nomenclature and Coding for Goods, tạm dịch Hệ thống hài hòa mô tả và mã hóa hàng hóa) có nghĩa là hệ thống phân loại hàng hóa chung trên toàn cầu. Nhờ mã này, tất cả các quốc gia có thể nhận biết một mặt hàng nào đó khi nhập khẩu hoặc xuất khẩu.
Mã HS do Tổ chức Hải quan Thế giới (WCO) xây dựng và ban hành. Hiện Việt Nam là một thành viên của WCO, sử dụng hệ thống HS code vào trong các hoạt động thương mại quốc tế.
Tra cứu mã HS code hàng hóa đóng vai trò quan trọng đối với shop nói riêng và cơ quan nhà nước nói chung, cụ thể là:
Đối với shop: Xác định đúng mã HS giúp người bán tránh được các rủi ro pháp lý liên quan đến xuất nhập khẩu hàng hóa. Ngoài ra, mã HS còn giúp cho shop tối ưu hoá quy trình hải quan, rút ngắn thời gian xuất nhập khẩu và tiết kiệm chi phí lưu kho bãi.
Đối với chính phủ: HS code giúp thống nhất tên gọi, mô tả và mã số của hàng hóa trên phạm vi quốc tế, nhờ đó cơ quan hải quan có thể xác định được hàng được phép hoặc bị cấm xuất nhập khẩu. Đồng thời, dựa trên mã HS, nhà nước có thể áp dụng mức thuế với các nhóm hàng hóa cụ thể.
Mã HS là mã số nằm trong hệ thống phân loại hàng hóa chung trên thế giới.
2. Cấu trúc HS Code như thế nào?
Mã HS bao gồm 4 phần là Phần - Chương - Nhóm - Phân nhóm. Mỗi phần đều có chức năng và quy định cách viết khác nhau như:
Phần: Được chia thành 21 hoặc 22 phần chính, mỗi phần thể hiện cho một nhóm lớn các ngành, có chú giải cụ thể.
Chương: Mỗi phần được chia thành các chương. Hiện có tổng cộng 97 chương khác nhau và chương 98, 99 dành riêng cho mỗi quốc gia. Trong mỗi chương chú thích về loại hàng hóa cụ thể.
Nhóm: Gồm 2 ký tự giúp phân chia sản phẩm theo từng nhóm chung.
Phân nhóm: Bao gồm 2 ký tự được chia nhỏ ra từ nhóm.
Lưu ý: Phần, Chương và Nhóm là 6 chữ số đầu tiên mang tính Quốc tế còn Phân nhóm là 2 ký tự cuối do mỗi quốc gia quy định. Hiện tại Việt Nam áp dụng mã HS có 8 số.
Ví dụ: Quả măng cụt có mã HS 08045030, theo đó:
08: Số chương chỉ quả và quả hạch ăn được, vỏ quả thuộc họ cam quýt và các loại dứa.
0804: Số nhóm, có chú giải là quả chà là, sung, vả, dứa, măng cụt, bơ, ổi, xoài là đồ tươi hoặc khô.
080450: Phân nhóm quả ổi, xoài, măng cụt.
08045030: Phân nhóm phụ thường do quốc gia quy định.
Phân tích mã HS cụ thể của quả măng cụt mà shop có thể tham khảo.
3. Cách tra cứu mã HS Code hàng hóa cực dễ
Dưới đây là một số cách tra mã HS Code hàng hoá mà shop có thể áp dụng:
3.1 Dựa trên biểu thuế xuất nhập khẩu
Cách tra HS Code với biểu thuế xuất nhập khẩu khá đơn giản nhưng yêu cầu có tên sản phẩm cụ để tránh nhầm lẫn. Chi tiết các bước thực hiện như sau:
Bước 1: Tải về Biểu Thuế xuất nhập khẩu mới nhất tại các trang uy tín như Tổng cục Hải quan.
Bước 2: Mở file đã tải về, nhập tên sản phẩm tương ứng vào phần tìm kiếm.
Bước 3: Kéo xuống dưới trên màn hình sẽ hiện phần tô vàng tên sản phẩm tìm kiếm. Lúc này ở phần bên cạnh sẽ hiển thị mã phân nhóm của sản phẩm.
Bước 4: Tra tiếp xuống dưới sẽ thấy mã đích danh sản phẩm cụ thể mà shop muốn tìm kiếm.
Shop bấm vào biểu tượng ‘find’ trên thanh công cụ, sau đó nhập tên sản phẩm cần tìm kiếm để tìm mã HS tương ứng ở mục ‘mã hàng’.
3.2 Tra cứu trên website Hải Quan Việt Nam
Hiện nay, bạn có thể thực hiện cách tra cứu mã HS Code hàng hóa trên website của Tổng cục Hải Quan Việt Nam dễ dàng. Các bước thực hiện như sau:
Bước 1: Truy cập vào website của Tổng cục Hải Quan TẠI ĐÂY.
Bước 2: Tại trang chủ của website, nhìn vào giao diện bên phải, bấm chọn ‘tra cứu biểu thuế - mã HS’.
Tại giao diện chính của Tổng cục Hải quan, bấm chọn tra cứu biểu thuế - mã HS như trên hình.
Bước 3: Nhập tên sản phẩm hoặc chuỗi mã số liên quan (ví dụ: 0804) đến sản phẩm cụ thể muốn tìm mã HS. Lúc này, hệ thống sẽ gợi ý các mã HS liên quan đến sản phẩm, shop bấm chọn sản phẩm tương ứng.
Nhập tên sản phẩm hoặc chuỗi mã số HS tương ứng để tìm kiếm.
Bước 4: Tích chọn vào các mục ‘nhập khẩu ưu đãi’, ‘nhập khẩu ưu đãi đặc biệt’, ‘nhập khẩu thông thường’. Tiếp đến nhập mã captcha và bấm tìm kiếm, các thông tin liên quan đến sản phẩm sẽ hiện ra đầy đủ.
3.3 Tra cứu trên trang web chính thức của Bộ Công thương
Bên cạnh cách tra cứu HS Code trên website của Tổng cục Hải Quan, shop còn có thể thực hiện trên web của Bộ Công Thương:
Bước 1: Truy cập vào website của Bộ Công Thương tra cứu mã HS tại https://vntr.moit.gov.vn/vi/search.
Bước 2: Nhập mã HS hoặc tên hàng hóa cụ thể vào ô tìm kiếm, chọn quốc gia tương ứng rồi bấm tìm kiếm.
Sau khi truy cập vào trang tìm kiếm HS của Bộ Công Thương, shop nhập mã HS hoặc tên hàng hóa, chọn quốc gia và bấm tìm kiếm.
Bước 3: Các mã HS liên quan đến sản phẩm hiện ra, được tô vàng. Lúc này, shop dựa trên thông tin mô tả chi tiết của từng mã để lựa chọn HS Code phù hợp.
Tham khảo: Cách tạo mã vạch sản phẩm giúp shop quản lý hàng hóa
4. Những quy tắc áp mã HS Code tiêu chuẩn
Hãy cùng khám phá những quy tắc dưới đây giúp shop áp dụng mã HS chính xác cho từng loại hàng hóa cụ thể:
4.1 Quy tắc 1: Chú giải chương và định danh hàng hóa
Chú giải ở từng chương và định danh là thông tin quan trọng giúp phân loại hàng hóa chính xác trong cùng một chương. Để áp mã HS theo quy tắc 1, shop dựa trên nội dung cụ thể từng nhóm, các chú giải trong Phần và Chương. Tuy nhiên, trường hợp không thể phân loại hàng hóa đúng nhờ quy tắc 1 thì shop mới cần áp dụng các quy tắc khác.
4.2 Quy tắc 2: Sản phẩm chưa hoàn thiện và hợp chất cùng nhóm
Trong quy tắc này, việc áp mã HS Code phụ thuộc vào chức năng (công dụng) của sản phẩm dựa trên 2 quy tắc nhỏ sau:
Quy tắc 2a - Sản phẩm chưa hoàn thiện: Sản phẩm chưa lắp ráp, sản xuất hoàn thiện nhưng có chức năng tương tự như sản phẩm hoàn thiện thì được xếp vào cùng mã với sản phẩm hoàn thiện.
Quy tắc 2b - Hợp chất cùng nhóm: Nguyên tắc 2b chỉ áp dụng cho các sản phẩm là hỗn hợp của nguyên liệu và chất liệu. Nếu hỗn hợp (hợp chất) có các nguyên liệu/ chất trong cùng một nhóm thì phân loại mã HS theo nhóm đó. Mặc khác, hỗn hợp (hợp chất) có các nguyên liệu/ chất thuộc các nhóm khác nhau thì áp HS Code dựa trên chất cơ bản nhất. Ví dụ như cà phê sữa hòa tan có thành phần là cà phê, đường, sữa, thì khi phân loại hỗn hợp này dựa trên chất cơ bản nhất là cà phê.
4.3 Quy tắc 3: Hàng hóa thuộc nhiều nhóm
Áp mã số HS dựa trên hàng hóa thuộc nhóm, shop cần lưu ý 3 quy tắc nhỏ sau:
Quy tắc 3a: Hàng hóa mô tả ở nhiều nhóm thì ở nhóm nào có mô tả cụ thể hơn thì ưu tiên hơn các nhóm có mô tả khái quát. Như với sản phẩm bia có thành phần chứa 60% lúa mì (mã HS 1001), 30% lúa đại mạch (mã HS 1003) và 10% chất phụ gia thì lựa chọn theo mã HS 1001.
Quy tắc 3b: Trường hợp không thể phân loại theo quy tắc 3a, shop dựa trên mã nguyên liệu, bộ phận cấu thành sản phẩm chiếm tỷ lệ nhiều hơn. Ví dụ cửa nhôm (mã HS 7610) có tay nắm thép (7326) thì dựa trên mã nhôm.
Quy tắc 3c: Không thể áp mã HS theo quy tắc 3a, 3b, shop có thể áp dụng quy tắc 3c. Hàng hóa được dựa trên nhóm cuối cùng theo thứ tự đánh số trong các nhóm cùng được xem xét để phân loại.
4.4 Quy tắc 4: Phân loại theo hàng hóa giống nhất
Hàng hóa không thể phân loại theo các quy tắc trên sẽ được phân loại dựa trên nhóm hàng hóa giống chúng nhất. Việc xác định giống nhau có thể dựa trên mô tả chương, nhóm, đặc điểm, tính chất, mục đích sử dụng,...
4.5 Quy tắc 5: Hộp đựng và bao bì
Đây là quy tắc được áp dụng cho các sản phẩm có hộp đựng, bao bì theo các quy tắc:
Quy tắc 5a: Các loại hộp thích hợp hoặc có hình dạng đặc biệt dùng để chứa hàng hóa (bộ hàng hóa xác định), có thể dùng trong thời gian dài hoặc kèm với sản phẩm khi bán sẽ được phân loại cùng nhóm với sản phẩm.
Quy tắc 5b: Bao bì được áp mã theo hàng hóa khi được dùng để đóng gói, chứa đựng hàng hóa hay được nhập cùng túi nilon, hộp carton,... thì được áp mã HS theo hàng hóa.
4.6 Quy tắc 6: Giải thích cách phân loại và so sánh cho đúng
Sau khi áp dụng mã HS sản phẩm dựa trên một trong 5 quy tắc trên, shop cần kiểm tra phân loại đã phù hợp với nội dung của từng phân nhóm, chú giải phân nhóm và chú giải chương liên quan hay chưa. Ngoài ra, shop lưu ý khi kiểm tra phân nhóm sản phẩm cần đảm bảo so sánh theo cùng cấp độ.
Tham khảo: Sắp xếp kho theo 5s là gì? Lợi ích khi áp dụng với shop?
Tóm tắt sơ đồ quy tắc phân loại mã HS mà shop có thể tham khảo.
Với những thông tin trên, chắc hẳn shop đã hiểu rõ về mã HS là gì, cách tra cứu mã và các quy tắc áp mã đúng. Song song việc tìm hiểu mã HS cho đơn hàng xuất nhập khẩu, với hoạt động bán hàng online trong nước, shop cũng nên lưu ý hợp tác với các đơn vị vận chuyển uy tín. Đây là yếu tố giúp shop dễ dàng quản lý hàng hóa, kho vận, từ đó nâng cao hiệu quả kinh doanh.
Giao Hàng Nhanh với nhiều tiện ích mới, hỗ trợ chủ shop quản lý đơn hàng dễ dàng Giao Hàng Nhanh Express (GHN) với nhiều năm kinh nghiệm đồng hành cùng shop, hiểu rõ những lo lắng của người bán trong việc quản lý đơn hàng online. Để giải quyết vấn đề trên, đơn vị đã nâng cấp web/ app GHN giúp chủ shop dễ dàng quản lý đơn hàng, giảm thiểu rủi ro sai sót số liệu. Theo đó, shop có thể dễ dàng thực hiện thao tác thêm, xóa, chỉnh sửa,... thông tin cực kỳ đơn giản, hoàn toàn trực tuyến và mọi dữ liệu đều được tự động đồng bộ trên kênh bán online. Web, app GHN giúp chủ shop bán hàng online lên đơn nhanh chóng, quản lý hàng hóa dễ dàng, hiệu quả. Bên cạnh đó, chủ shop còn nhận được nhiều quyền lợi đặc biệt khi có GHN đồng hành như:
Giao Hàng Nhanh, giao gì đến đâu cũng tốc độ siêu nhanh, cước phí siêu tốt, shop vi vu lên đơn. >> GHN với cải tiến mới giúp shop quản lý đơn hàng nội địa hiệu quả, giao đơn nhanh với cước phí tốt. Đăng ký trở thành đối tác của GHN ngay shop nhé! |
Xem thêm: