Phí DEM DET là gì? Cách phân biệt và tính phí như thế nào?

Khi các shop kinh doanh vươn ra thị trường quốc tế, việc hiểu rõ các loại phụ phí vận chuyển và lưu kho cực kỳ quan trọng. Trong đó, DEM và DET là hai loại phí rất phổ biến trong xuất nhập khẩu nhưng lại dễ gây nhầm lẫn. Việc hiểu rõ phí DEM DET là gì, cách phân biệt cũng như tính toán chúng sẽ giúp shop tối ưu chi phí và đảm bảo hàng hóa được vận chuyển thông suốt, không bị gián đoạn. Cùng tìm hiểu ngay nhé.

1. DEM DET là gì?

Trong hoạt động vận tải, DEM (Demurrage) là phí lưu container tại bãi cảng, còn DET (Detention) là phí lưu container tại kho riêng của người gửi/nhận hàng. Cả hai loại phí này đều do hãng tàu thu và thường có thời gian miễn phí (freetime) trước khi áp dụng phí. Để hiểu rõ rõ hơn về hai loạn phí này, bạn hãy tham khảo thông tin dưới đây:

1.1 DEM là gì?

Phí DEM (Demurrage) là khoản phí mà hãng tàu thu khi container hàng hóa của bạn nằm ở cảng quá thời gian miễn phí được quy định. Về bản chất, cảng sẽ thu phí lưu bãi từ hãng tàu và sau đó hãng tàu sẽ thu lại khoản này từ bạn (người gửi hoặc người nhận hàng). Phí DEM được tính dựa trên mỗi container.

1.2 DET là gì?

DET (Detention Charge) là khoản phí mà hãng tàu thu khi bạn giữ vỏ container rỗng tại kho riêng của mình (hoặc một địa điểm bên ngoài cảng) quá thời gian miễn phí cho phép. Tương tự như DEM, hãng tàu sẽ cho phép bạn một khoảng thời gian nhất định để giữ vỏ container mà không bị tính phí. Nếu vượt quá thời hạn này, phí DET sẽ bắt đầu được áp dụng. Mức phí này được tính theo ngày và phụ thuộc vào loại cũng như kích thước của container.

Demurrage là phí lưu container tại bãi của cảng, còn Detention Charge là phí lưu vỏ container tại kho riêng của bạn.

Xem thêm: Cont SOC là gì? Phí Cont SOC bao nhiêu?

2. Phân biệt phí DEM/DET trong xuất nhập khẩu

Mặc dù là các khoản phí phát sinh trong quá trình vận chuyển hàng hóa quốc tế, DEM và DET có những điểm giống và khác nhau rõ rệt.

2.1 Giống nhau

Phí DEM và DET có những điểm chung quan trọng mà bạn cần biết:

  • Đều là phí phụ trội từ hãng tàu: Cả hai khoản phí này đều được hãng tàu thu thêm vào cước vận chuyển chính. Bạn có thể coi chúng là những khoản phạt khi việc sử dụng container của hãng bị chậm trễ.
  • Chỉ tính khi vượt quá "thời gian vàng": Hãng tàu luôn có chính sách "thời gian miễn phí" (Free Time) cho phép bạn giữ container mà không bị tính phí. DEM và DET chỉ bắt đầu phát sinh khi bạn giữ container quá số ngày miễn phí này, dù là ở cảng hay ở kho riêng.
  • Mức phí thay đổi theo container: Chi phí cho cả DEM và DET sẽ khác nhau tùy thuộc vào loại và kích thước của container. Ví dụ, container lạnh hay container 40 feet thường có phí cao hơn so với container khô 20 feet.
  • Tính cả ngày nghỉ: Thời gian miễn phí được tính liên tục, bao gồm cả các ngày cuối tuần (Thứ Bảy, Chủ Nhật) và các ngày lễ. Bạn cần lưu ý điều này để không bị tính phí bất ngờ.

2.2 Điểm khác nhau của DEM/DET là gì?

Để dễ hình dung hơn, bạn có thể phân loại DEM và DET dựa trên bản chất, đơn vị thu phí, thời điểm phát sinh và mục đích.

Tiêu chíPhí DEM (Demurrage)Phí DET (Detention)
Bản chấtPhí lưu container tại bãi của cảngPhí lưu vỏ container tại kho riêng của khách hàng
Đơn vị thu phíHãng tàu (thu hộ cảng)Hãng tàu trực tiếp thu
Thời điểm phát sinh (Hàng nhập)Khi container hàng nằm ở cảng quá thời gian miễn phíKhi vỏ container rỗng được giữ tại kho riêng quá thời gian miễn phí (sau khi đã lấy hàng ra khỏi cảng)
Thời điểm phát sinh (Hàng xuất)Khi container có hàng nằm ở cảng quá thời gian miễn phí (do rớt chuyến, chậm thông quan...)Khi vỏ container rỗng được giữ tại kho riêng quá thời gian miễn phí (trước khi đóng hàng và hạ về cảng)
Mục đíchBù đắp chi phí cho việc container chiếm dụng không gian bãi cảng.Bù đắp chi phí cho việc hãng tàu bị chậm luân chuyển vỏ container.

Ngoài DEM và DET, một khoản phí khác bạn dễ nhầm lẫn là Phí Storage (Phí Lưu Kho). 

  • DEM: Hãng tàu tính phí bạn vì container chứa hàng của họ nằm quá lâu tại bãi cảng.
  • DET: Hãng tàu tính phí bạn vì bạn giữ vỏ container rỗng của họ quá lâu tại kho riêng của mình.
  • Storage: Cảng vụ (đơn vị quản lý cảng) tính phí vì container của bạn chiếm chỗ tại bãi cảng vượt quá thời gian miễn phí của cảng.

3. Mục đích áp dụng phí DEM DET là gì?

Mục đích chính của việc áp dụng phí DEM và DET là để thúc đẩy khách hàng nhanh chóng xử lý hàng hóa và container, từ đó giúp hãng tàu quản lý thời gian hiệu quả và tối ưu hóa việc sử dụng tài nguyên. Cụ thể:

  • Quản lý thời gian: Các khoản phí này khuyến khích khách hàng và đối tác nhanh chóng hoàn tất các thủ tục liên quan đến container. Điều này giúp giảm thiểu tình trạng container bị giữ lại quá lâu, gây ra sự chậm trễ trong toàn bộ chuỗi cung ứng.
  • Đảm bảo tàu không bị chậm: Khi container được lấy hoặc trả đúng hạn, quá trình xếp dỡ tại cảng diễn ra suôn sẻ hơn, giúp tàu rời bến đúng lịch trình. Điều này cực kỳ quan trọng để duy trì lịch chạy tàu ổn định.
  • Sử dụng tài nguyên hiệu quả: Hãng tàu có một số lượng container nhất định. Việc áp dụng DEM và DET giúp đẩy nhanh vòng quay của container, đảm bảo chúng luôn sẵn có để phục vụ các chuyến hàng tiếp theo. Điều này tối ưu hóa việc sử dụng container và bãi chứa, tránh tình trạng container bị "chiếm dụng" lãng phí.

Áp dụng phí DEM và DET nhằm mục đích thúc đẩy khách hàng xử lý hàng hóa nhanh chóng.

Xem thêm: Quy trình quản lý kho hàng cơ bản

4. Cách tính phí DEM/DET chi tiết

Cách tính DEM và DET được chia thành 2 trường hợp là xuất khẩu và nhập khẩu. Loại phí này sẽ tính luôn vào các ngày cuối tuần và ngày lễ. Công thức tính như sau:

4.1 Tính phí DEM

Công thức tính phí DEM:

Phí DEM (Demurrage) = (Tổng thời gian lưu bãi - Số ngày lưu bãi miễn phí) * đơn giá lưu bãi/ngày

4.1.1 Trường hợp hàng nhập khẩu

Khi tính phí DEM nhập khẩu, bạn cần lưu ý một số điều sau:

- Thời gian miễn phí:

  • Container khô: Khoảng 1 - 7 ngày.
  • Container lạnh: Khoảng 1 - 3 ngày.

- Thời điểm tính phí: Phí DEM bắt đầu tính từ ngày container vượt quá thời gian miễn phí cho đến ngày bạn thực sự lấy hàng ra khỏi cảng.
- Mức phí: Được tính theo tiền/ngày/container, tùy thuộc vào loại và kích thước của container.
- Ví dụ: Giả sử bạn nhập khẩu một container khô 20 feet và hãng tàu cho phép 5 ngày miễn phí DEM. Container về cảng ngày 1/7/2025 và bạn lấy container ra khỏi cảng vào ngày 8/7/2025.

- Cách tính:

  • Tổng thời gian lưu bãi: Từ 1/7 đến 8/7 là 8 ngày.
  • Số ngày miễn phí: 5 ngày.
  • Nếu đơn giá DEM là 480.000 VNĐ/ngày.

Áp dụng công thức phí DEM phải trả là (8 - 5) × 480.000 = 1.440.000 VNĐ.

4.1.2 Với hàng xuất khẩu

Khi tính phí DEM cho hàng xuất khẩu, bạn cần chú ý một số điều sau:

  • Thời gian miễn phí: Tương tự hàng nhập, khoảng 1 - 7 ngày cho container khô và 1 - 3 ngày cho container lạnh.
  • Thời điểm tính phí: Với hàng xuất, khoản phí DEM phát sinh khi hàng không lên được tàu đúng lịch do các lý do khách quan (như chậm thông quan hải quan, rớt chuyến...), khiến container phải nằm lại cảng quá thời gian miễn phí.
  • Ví dụ: Bạn xuất khẩu một container khô 40 feet. Hãng tàu cho phép 7 ngày miễn phí DEM. Container được hạ bãi cảng ngày 1/7/2025 để xuất tàu ngày 5/7/2025. Tuy nhiên, do trục trặc giấy tờ, container không được xếp lên tàu theo lịch trình và phải chờ đến ngày 10/7/2025 mới được xếp lên tàu.

Cách tính:

  • Tổng thời gian lưu bãi: Từ 1/7 đến 10/7 là 10 ngày.
  • Số ngày miễn phí: 7 ngày.
  • Số ngày quá hạn: 10 − 7 = 3 ngày.
  • Nếu đơn giá DEM là 600.000 VNĐ/ngày

Áp dụng công thức, phí DEM phải trả là (10 − 7) × 600.000 = 3 × 600.000 = 1.800.000 VNĐ.

Xem thêm: Delivered Duty Paid là gì?

4.2 Tính phí DET

Công thức tính phí DET như sau:

Phí DET (Detention) = (Số ngày lưu container tại kho riêng - số ngày miễn phí) * đơn giá lưu vỏ container/ngày

4.2.1 Với hàng nhập khẩu 

Khi hàng về đến cảng, bạn sẽ vận chuyển container chứa hàng về kho riêng của mình để tiến hành dỡ hàng. Sau khi dỡ xong, vỏ container rỗng cần được vận chuyển trở lại bãi chỉ định của hãng tàu tại cảng. Phí DET sẽ phát sinh nếu khoảng thời gian bạn giữ vỏ container này (từ lúc lấy ra khỏi cảng đến khi trả rỗng về cảng) vượt quá thời gian miễn phí mà hãng tàu cho phép.

Ví dụ: Bạn nhập khẩu một container lạnh 20 feet. Hãng tàu cho phép 3 ngày miễn phí DET (để bạn dỡ hàng và trả container rỗng). Bạn lấy container có hàng ra khỏi cảng ngày 1/7/2025. Sau đó bạn trả vỏ container rỗng về bãi của hãng tàu vào ngày 5/7/2025.

Cách tính:

  • Tổng thời gian giữ vỏ container: Từ 1/7 đến 5/7 là 5 ngày.
  • Số ngày miễn phí: 3 ngày.
  • Nếu đơn giá DET là 960.000 VNĐ/ngày.

Áp dụng công thức phí DET phải trả là (5 - 3) × 960.000 = 1.920.000 VNĐ.

4.2.2 Với hàng xuất khẩu

Khi bạn lấy container rỗng từ cảng về kho để đóng hàng, phí DET sẽ phát sinh nếu thời gian bạn giữ container này tại kho riêng vượt quá số ngày miễn phí mà hãng tàu đã cho phép. Khoảng thời gian này được tính từ lúc bạn lấy container rỗng cho đến khi bạn hạ container đã đóng hàng về lại cảng.

Ví dụ: Bạn xuất khẩu một container khô 40 feet. Hãng tàu cho phép 5 ngày miễn phí DET (để bạn lấy rỗng, đóng hàng và hạ về cảng). Hãng tàu cho phép lấy container rỗng từ ngày 1/7/2025. Bạn đến lấy container rỗng ngày 2/7/2025. Sau đó, bạn hạ container có hàng về cảng ngày 8/7/2025.

Cách tính:

  • Tổng thời gian giữ vỏ container: Từ ngày bạn lấy (2/7) đến ngày hạ container (8/7) là 7 ngày.
  • Số ngày miễn phí: 5 ngày.
  • Số ngày quá hạn: 7 − 5 = 2 ngày.
  • Nếu đơn giá DET là 720.000 VNĐ/ngày.

Áp dụng công thức thì phí DET phải trả là 2 × 720.000 = 1.440.000 VNĐ.

Cách tính phí DEM và DET chủ yếu dựa trên số ngày container bị giữ lại vượt quá thời gian miễn phí mà hãng tàu cho phép, cùng với đơn giá mỗi ngày.

Xem thêm: Certificate of origin là gì?

5. Làm thế nào để giảm thiểu phí DEM và DET? 

Để giảm thiểu phí DEM DET, shop bạn nên tập trung vào việc lập kế hoạch vận chuyển thật chi tiết, chủ động thương lượng với hãng tàu để có thêm thời gian miễn phí và áp dụng công nghệ quản lý logistics hiện đại để theo dõi sát sao mọi quy trình. Thậm chí, việc thay đổi cảng trung chuyển cũng có thể là một giải pháp hữu ích trong một số trường hợp. 

Hãy cùng tìm hiểu chi tiết cách giảm thiểu các khoản phí này ngay sau đây:

5.1 Lập kế hoạch vận chuyển chi tiết 

Việc lập kế hoạch chi tiết và chính xác ngay từ đầu là yếu tố then chốt. Shop cần xây dựng một lịch trình vận chuyển rõ ràng, bao gồm tất cả các khâu từ sản xuất, đóng gói, vận chuyển nội địa, làm thủ tục hải quan cho đến việc trả rỗng container.

Nếu bạn cần một đơn vị vận chuyển nội địa đáng tin cậy để vận chuyển hàng hóa về kho hoặc đến cảng một cách nhanh chóng, hiệu quả thì đừng bỏ qua Giao Hàng Nhanh (GHN). Đơn vị không chỉ cung cấp dịch vụ vận chuyển mà còn cho thuê kho bãi và xử lý đơn hàng, giúp quá trình luân chuyển hàng hóa diễn ra trơn tru, tiết kiệm thời gian và chi phí.

Giao Hàng Nhanh (GHN) mang đến giải pháp kho vận toàn diện và tối ưu

Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực hậu cần, đồng hành cùng hàng nghìn shop lớn nhỏ, GHN tự tin mang đến dịch vụ kho bãi và vận chuyển chuyên nghiệp - nhanh chóng - an toàn. Khi sử dụng dịch vụ kho bãi và xử lý đơn hàng của GHN, chủ shop hoàn toàn có thể an tâm bởi:

  • Hỗ trợ bốc dỡ hàng hóa, vận chuyển đến kho lưu trữ: GHN VN sở hữu đội xe tải lớn với hơn 1.000 xe có tải trọng từ 1.5 đến 8 tấn. Điều này giúp các shop xử lý khâu bốc dỡ hàng và vận chuyển nhanh, an toàn hơn.
  • Quản lý kho bãi hiệu quả: Với hệ thống kho bãi hiện đại của GHN, hàng hóa của bạn sẽ được sắp xếp và bảo quản một cách khoa học. Bạn có thể theo dõi tồn kho trực tuyến và dễ dàng truy xuất hàng hóa khi cần.
  • Xử lý đơn hàng theo yêu cầu: Khi có đơn hàng phát sinh, GHN sẽ thay bạn lấy hàng, đóng gói và giao tận tay khách hàng trên toàn quốc. Hàng hóa sẽ đến nơi an toàn và đúng hẹn, chỉ trong vòng 24 giờ (đơn nội thành)  và 1 - 2 ngày (Hà Nội - Sài Gòn).
  • Chi phí dịch vụ hợp lý, thiết kế riêng cho từng shop: GHN Express cung cấp các gói dịch vụ kho bãi và xử lý đơn hàng linh hoạt với chi phí cực kỳ cạnh tranh. Đặc biệt, sau khi nhập hàng, GHN sẽ hỗ trợ shop bạn giao đơn nhanh chóng đến tay người nhận với bảng giá GHN chỉ từ 15.500 đồng/đơn (hàng thường) và 4.000 đồng/kg cho 20kg đầu tiên (đối với hàng nặng).

Ngoài quản lý kho bãi hiệu quả, GHN còn giao hàng siêu nhanh, an toàn với giá siêu tốt.

>> Shop hãy đăng ký sử dụng dịch vụ Giao Hàng Nhanh (GHN) ngay TẠI ĐÂY để trải nghiệm sự khác biệt.

5.2 Thương lượng thêm thời gian dỡ hàng

Để tránh phí DEM và DET, bạn nên chủ động thương lượng hãng tàu hoặc đơn vị vận chuyển cho thêm thời gian miễn phí dỡ hàng hay trả vỏ container. Bạn nên thực hiện việc này ngay từ khi đặt chỗ hoặc trước khi tàu cập cảng. Khi có thêm thời gian, bạn sẽ linh hoạt hơn trong việc xử lý thủ tục hải quan, sắp xếp xe vận chuyển,... từ đó tránh được các phí phát sinh.

5.3 Áp dụng công nghệ và các phần mềm quản lý logistics hiện đại

Áp dụng công nghệ và các phần mềm quản lý logistics hiện đại là một trong những cách hiệu quả để giảm thiểu phí DEM và DET. Các công cụ này giúp bạn:

  • Phần mềm quản lý vận chuyển (TMS): Đây là những phần mềm giúp bạn nắm rõ mọi thông tin liên quan đến quá trình giao nhận hàng hóa. Từ lịch trình, thời gian sử dụng container, cho đến các khoản phí có thể phát sinh, TMS đều cung cấp đầy đủ. Nhờ vậy, bạn có thể đưa ra các quyết định nhanh chóng và chính xác, tránh được những khoản phí DEM và DET không đáng có.
  • Công cụ theo dõi tình trạng container: Các ứng dụng hoặc thiết bị theo dõi sẽ cho bạn biết chính xác container của mình đang ở đâu và đã được sử dụng trong bao lâu. Thông tin này giúp bạn chủ động sắp xếp việc trả container đúng hạn, tránh phát sinh chi phí phạt không mong muốn.

5.4 Thay đổi cảng trung chuyển

Để giảm chi phí DEM và DET, bạn có thể thay đổi cảng trung chuyển hoặc cảng dỡ hàng. Ví dụ, nếu Cảng Cát Lái (TP. Hồ Chí Minh) đang bị quá tải dẫn đến việc container bị giữ lại lâu và phát sinh phí, bạn có thể xem xét việc dỡ container tại cảng lân cận, có lưu lượng hàng hóa thông thoáng hơn như Cảng Cái Mép – Thị Vải (Bà Rịa – Vũng Tàu). Tuy nhiên, bạn cần tính toán về chi phí vận chuyển, thời gian và liệu các dịch vụ logistics tại cảng mới có thuận tiện hay không.

Thay đổi cảng trung chuyển là một giải pháp hữu ích khi cảng hiện tại quá tải, giúp tránh các chi phí phát sinh.

6. Những trường hợp không phát sinh chi phí DEM/DET?

Mặc dù DEM và DET là những khoản phí phổ biến, nhưng bạn có thể không bị tính phí nếu có sự cố ngoài tầm kiểm soát, lỗi phát sinh từ hãng tàu/công ty logistics… Dưới đây là những trường hợp không phát sinh chi phí này:

  • Sự cố ngoài tầm kiểm soát như thời tiết xấu, hoạt động khủng bố, đình công hoặc dịch bệnh.
  • Bên hãng tàu hoặc công ty logistics không thực hiện đúng cam kết về thời gian giao nhận hàng hóa hoặc gây ra sự chậm trễ ngoài ý muốn.
  • Shop đã thỏa thuận trước với hãng tàu về việc kéo dài thời gian miễn phí DEM và DET.
  • Trường hợp container hoặc hàng hóa bị mất mát, hư hỏng do lỗi của hãng tàu hoặc công ty logistics.

Hy vọng với những thông tin chi tiết trên, bạn đã hiểu rõ phí DEM DET là gì, cách phân biệt cũng như tính toán các loại phí này trong hoạt động xuất nhập khẩu. Việc nắm vững kiến thức này không chỉ giúp shop bạn tránh được những khoản phí phát sinh không mong muốn mà còn góp phần tối ưu hóa chi phí logistics, giúp hàng hóa di chuyển liên tục và nhanh chóng. Bạn hãy luôn lập kế hoạch kỹ lưỡng và tận dụng các giải pháp đã chia sẻ để quản lý quy trình vận chuyển hàng hóa hiệu quả nhé.

Bài viết cùng chủ đề:

← Bài trước Bài sau →
Bài viết liên quan:
Top
search-ui Tra cứu
user Đăng ký / Đăng nhập