Sổ tay giải thích các thuật ngữ Logistics thông dụng nhất
- Ngày đăng:
- Kiến thức giao hàng
Trong kinh doanh, Logistics là quá trình không thể thiếu để hoạt động vận chuyển hàng hóa của shop diễn ra dễ dàng. Do đó, shop cũng cần nắm vững các thuật ngữ trong Logistics để thuận tiện giao tiếp, làm việc với đơn vị cung cấp dịch vụ Logistics cũng như khách hàng. Ngay sau đây hãy tham khảo các thuật ngữ Logistics trong bài viết nhé!
1. Vì sao shop cần tìm hiểu các thuật ngữ trong Logistics?
Để shop kinh doanh hiệu quả, việc nắm vững các thuật ngữ chuyên ngành Logistics là vô cùng quan trọng. Nói một cách dễ hiểu, Logistics chính là quy trình quản lý toàn bộ quá trình vận chuyển hàng hóa, từ khâu nguyên vật liệu đầu vào cho đến khi sản phẩm cuối cùng đến tay người tiêu dùng.
Việc am hiểu các thuật ngữ Logistics sẽ giúp shop giao tiếp chuyên nghiệp và hiệu quả với các đối tác, khách hàng. Hơn nữa, nhờ hiểu rõ các khái niệm, shop có thể tối ưu hóa quy trình vận chuyển, lưu kho, phân phối hàng hóa, từ đó tiết kiệm chi phí và nâng cao năng lực cạnh tranh. Đặc biệt, trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, việc thông thạo thuật ngữ Logistics là chìa khóa giúp shop mở rộng thị trường, chẳng hạn bán hàng cho khách nước ngoài.
Hiểu được các thuật ngữ trong Logistics giúp shop thấu hiểu quy trình vận chuyển, giao tiếp dễ dàng với đối tác, khách hàng từ đó nâng cao hiệu quả kinh doanh.
2. Tìm hiểu các thuật ngữ Logistics phổ biến nhất hiện nay
Cùng tìm hiểu xem ngành Logistics có những thuật ngữ nào được dùng phổ biến trong quá trình làm việc trong bảng sau nhé:
Thuật ngữ | Ý nghĩa |
ABC – Activity-based costing | Phương pháp tính giá thành dựa trên hoạt động, tập trung vào việc xác định và phân bổ chi phí cho các hoạt động cụ thể. |
As carrier | Cụm từ chỉ ra vai trò của công ty nhận vận chuyển hàng hóa và chịu trách nhiệm với người gửi hàng. |
Arrival notice | Đây là thuật ngữ Logistics chỉ người vận chuyển thông báo hàng đến cho người nhận hàng. |
Air freight | Vận chuyển hàng không; cước phí vận chuyển hàng không. |
B/L (Bill of Lading) | Vận đơn đường biển, đóng vai trò như hợp đồng vận chuyển, biên lai vận chuyển và chứng từ sở hữu hàng hóa. |
BAF (Bunker Adjustment Factor) | Phụ phí điều chỉnh giá nhiên liệu, được áp dụng để bù đắp cho sự biến động của giá nhiên liệu. |
Bulk Cargo | Hàng rời, là hàng hóa được vận chuyển dưới dạng không đóng gói, chẳng hạn như ngũ cốc, than đá, quặng sắt. |
Booking Confirmation | Xác nhận đặt chỗ cho người gửi hàng. |
CRD – Cargo Ready Date | Là ngày mà hàng hóa đã được đóng gói và sẵn sàng để vận chuyển. |
CMA – Cargo Declaration Amendment Fee | Phí sửa đổi tờ khai hàng hóa, được áp dụng khi người gửi hàng cần sửa đổi thông tin trên tờ khai hàng hóa. |
CFS – Container Freight Station Fee | Phí bãi tập kết container, là nơi tập kết và lưu trữ container trước khi chúng được xếp lên tàu hoặc sau khi được dỡ xuống tàu. |
CIF (Cost, Insurance, Freight) | Giá thành, bảo hiểm và cước phí, là một điều khoản thương mại quốc tế, trong đó người bán chịu trách nhiệm về chi phí vận chuyển hàng hóa đến cảng đích. |
CQ (Certificate of Quality) | Giấy chứng nhận chất lượng để xác nhận hàng hóa đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng nhất định. |
Customs Declaration | Thuật ngữ Logistocs này chỉ tờ khai hải quan, người nhập khẩu hoặc xuất khẩu phải nộp cho hải quan để khai báo thông tin về hàng hóa. |
Cargo Manifest | Bản kê khai hàng hóa, là một danh sách chi tiết về tất cả hàng hóa được vận chuyển trên một tàu hoặc máy bay. |
DDC (Destination Delevery Charge) | Phí giao hàng tại cảng đến, là phí mà người nhận hàng phải trả cho hãng tàu hoặc đại lý của hãng tàu để nhận hàng tại cảng đến. |
Delivery Order | Lệnh giao hàng, là một chứng từ do người vận chuyển cấp cho người nhận hàng để cho phép họ nhận hàng. |
Door-Door | Là dịch vụ vận chuyển hàng hóa tận nơi người nhận. |
Direct Bill of Lading | Vận đơn trực tiếp, là vận đơn được phát hành cho một chuyến hàng duy nhất, không có chuyển tải. |
Documentations Fee | Phí chứng từ, là phí mà người gửi hàng hoặc người nhận hàng phải trả cho người vận chuyển hoặc công ty của người vận chuyển để xử lý các chứng từ liên quan đến việc vận chuyển hàng hóa. |
EBS (Emergency Bunker Surcharge) | Phụ phí nhiên liệu khẩn cấp, được áp dụng để bù đắp cho sự tăng giá đột biến của nhiên liệu. |
ENS (Entry Summary Declaration) | Tờ khai tóm tắt nhập cảnh mà người nhập khẩu phải nộp cho hải quan trước khi hàng hóa đến cảng đích. |
ETA (Estimated Time of Arrival) | Thời gian dự kiến đến, là thời gian mà tàu hoặc máy bay dự kiến sẽ đến cảng hoặc sân bay đích. |
ETD (Estimated Time of Departure) | Thời gian dự kiến khởi hành, là thời gian mà tàu hoặc máy bay dự kiến sẽ rời cảng hoặc sân bay xuất phát. |
FCL (Full Container Load) | Container nguyên chuyến, là container chứa hàng hóa của một chủ hàng duy nhất. |
FTL (Full Truck Load) | FTL là một trong các thuật ngữ Logistics chỉ xe tải nguyên chuyến, tức xe tải chở hàng hóa của một chủ hàng duy nhất. |
GW/NW (Gross/Net Weight) | Trọng lượng của hàng hóa bao gồm/không bao gồm bao bì. |
GP Container (General Purpose) | Container thông dụng, là loại container được sử dụng phổ biến nhất để vận chuyển hàng hóa khô. |
HBL (House Bill) | Là vận đơn do người giao nhận vận tải phát hành cho người gửi hàng. |
IATA (International Air Transport Association) | Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế, là một tổ chức thương mại quốc tế đại diện cho các hãng hàng không. |
INCOTERMS | Điều kiện thương mại quốc tế, là tập hợp các điều khoản thương mại quốc tế được sử dụng rộng rãi trong hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế. |
Inbound Logistics | Logistics đầu vào, là quá trình quản lý dòng chảy hàng hóa từ nhà cung cấp đến kho của shop. |
Key Performance Indicator (KPI) | Chỉ số đánh giá hiệu suất để đo lường hiệu quả hoạt động của một shop kinh doanh. |
LCL (Less than Container Load) | Hàng lẻ (ghép container), là hàng hóa của nhiều chủ hàng khác nhau được đóng chung vào một container. |
MBL (Mater Bill) | Vận đơn chủ, là vận đơn do hãng tàu phát hành cho người giao nhận vận tải. |
NVOCC (Non Vessel Operation Common Carrier) | Là một công ty cung cấp dịch vụ vận chuyển hàng hóa quốc tế nhưng không sở hữu tàu. |
Negotiable | Thương lượng các điều khoản trong hợp đồng. |
Ocean Carrier | Hãng tàu biển, là công ty sở hữu và vận hành tàu biển để vận chuyển hàng hóa. |
Outbound Logistics | Logistics đầu ra, là quá trình quản lý dòng chảy hàng hóa từ kho của shop đến tay khách hàng. |
Overweight | Quá tải trọng lượng cho phép của phương tiện vận chuyển. |
PSS (Peak Season) | Phụ phí mùa cao điểm, được áp dụng trong những thời điểm nhu cầu vận chuyển tăng cao. |
POD (Port of Discharge) | Cảng dỡ hàng, là cảng mà hàng hóa được dỡ xuống khỏi tàu. |
POL (Port of Loading) | Cảng xếp hàng, là cảng mà hàng hóa được xếp lên tàu. |
Place of receipt | Nơi nhận hàng, là địa điểm mà người vận chuyển nhận hàng hóa từ người gửi. |
Place of Delivery | Nơi giao hàng, là địa điểm mà người vận chuyển giao hàng hóa cho người nhận. |
Port of Loading/airport of loading | Cảng xếp hàng/sân bay xếp hàng, là nơi hàng hóa được xếp lên tàu biển hoặc máy bay. |
Port of Transit | Cảng trung chuyển, là cảng mà hàng hóa được chuyển từ tàu này sang tàu khác hoặc từ phương tiện vận tải này sang phương tiện vận tải khác trong quá trình vận chuyển. |
Stock-Keeping Unit (SKU) | Mã hàng hóa, là một mã duy nhất được sử dụng để xác định một mặt hàng cụ thể trong kho. |
Supply Chain | Chuỗi cung ứng bao gồm các tổ chức, con người, hoạt động, thông tin và tài nguyên tham gia vào việc di chuyển sản phẩm từ nhà cung cấp đến khách hàng. |
Supply Chain Management (SCM) | Quản lý chuỗi cung ứng, là việc quản lý dòng chảy hàng hóa, thông tin và tài chính trong chuỗi cung ứng. |
Shipping Lines | Các hãng tàu, là các công ty cung cấp dịch vụ vận chuyển hàng hóa bằng đường biển. |
Storage charge | Phí lưu kho, là phí mà người gửi hàng hoặc người nhận hàng phải trả cho việc lưu trữ hàng hóa tại kho. |
SCS (Suez Canal Surcharge) | Phụ phí kênh đào Suez, được áp dụng cho các tàu thuyền đi qua kênh đào Suez. |
Straight BL | Vận đơn đích danh, là vận đơn chỉ rõ tên người nhận hàng và không thể chuyển nhượng cho người khác. |
THC (Terminal Handling Charge) | Phí xếp dỡ tại cảng, là phí mà người gửi hàng hoặc người nhận hàng phải trả cho cảng để xếp dỡ container. |
Valuation Charges | Phí định giá, là phí mà người gửi hàng phải trả cho người vận chuyển để xác định giá trị của hàng hóa cho mục đích bảo hiểm. |
Vessel | Đây là thuật ngữ Logistics chỉ tàu biển, là phương tiện vận tải được sử dụng để vận chuyển hàng hóa trên biển. |
Voyage | Chuyến đi biển, là hành trình của tàu biển từ cảng xuất phát đến cảng đích. |
Waybill | Phiếu gửi hàng, thường được sử dụng trong vận tải hàng không. |
Warehouse Management System (WMS) | Kho hàng, là nơi lưu trữ hàng hóa. |
Thị trường Logistics trong nước đang ngày càng sôi động với sự tham gia của nhiều đơn vị lớn nhỏ. Bên cạnh việc am hiểu các thuật ngữ chuyên ngành, các công ty Logistics còn phải đối mặt với những thách thức mới về nâng cao chất lượng dịch vụ, tối ưu hóa vận hành và ứng dụng công nghệ để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng. Trong bối cảnh đó, Giao Hàng Nhanh (GHN) đã và đang khẳng định vị thế tiên phong của mình trên thị trường Logistics Việt Nam.
3. GHN, từng bước khẳng định thương hiệu trong lĩnh vực Logistics tại Việt Nam
Ngay từ những ngày đầu thành lập năm 2012, GHN đã nhận thấy tiềm năng to lớn của ngành e-logistics và quyết tâm trở thành người dẫn đầu. Để hiện thực hóa mục tiêu đó, đơn vị đã tập trung đầu tư vào ba yếu tố cốt lõi: công nghệ, quy trình và mạng lưới.
Chúng tôi tiên phong ứng dụng công nghệ vào quản lý vận hành, xây dựng hệ thống dữ liệu hiện đại giúp kết nối chặt chẽ giữa shipper, người bán và người mua, tối ưu hóa quy trình giao nhận và xử lý đơn hàng. GHN còn thiết lập hệ thống kiểm soát, quản lý mạng lưới hơn 1.000 xe tải và 20 kho trung chuyển, hệ thống kho bãi hiện đại, rút ngắn thời gian phân loại từ 180 phút còn 30 phút.
Hệ thống phân loại hàng hóa tự động cho công suất lên đến 2 triệu đơn mỗi ngày, giúp xử lý đơn và giao đến khách hàng siêu nhanh chóng.
Trên hành trình phát triển Logistics, GHN luôn đặt khách hàng làm trọng tâm, không ngừng lắng nghe và cải thiện dịch vụ để mang đến những trải nghiệm tốt nhất. Trong đó, nổi bật có:
Đa dạng dịch vụ: GHN cung cấp đa dạng các dịch vụ Logistics, từ nhập hàng, lưu trữ đến xử lý đơn hàng, đáp ứng mọi nhu cầu riêng biệt của từng khách hàng.
Cơ sở hạ tầng hiện đại: Với hệ thống kho bãi rộng 100.000m2 được trang bị công nghệ tiên tiến, GHN đảm bảo an toàn tối đa cho hàng hóa, tối ưu hóa quy trình vận hành và giảm thiểu chi phí.
Quản lý trực tuyến thông minh: Hệ thống quản lý trực tuyến qua web/app GHN, hoặc qua hệ thống quản lý sẵn có của shop (tích hợp API với GHN). Qua đó giúp khách hàng dễ dàng giám sát toàn bộ quá trình theo dõi đơn hàng GHN, kiểm soát hàng tồn kho và theo dõi tình trạng vận chuyển mọi lúc, mọi nơi.
Chất lượng dịch vụ vượt trội: GHN cam kết mang đến dịch vụ chất lượng cao với chi phí hợp lý, cùng sự hỗ trợ tận tâm từ đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp và giàu kinh nghiệm.
Chi phí giao hàng hợp lý: Bảng giá GHN tiết kiệm chỉ từ 15.500 VNĐ/đơn cho đơn hàng nhẹ, 4.000 VNĐ/kg (đơn hàng trên 20kg) cho 20kg đầu tiên, giúp các shop tiết kiệm chi phí tối đa.
Shipper GHN ‘siêu chiến’ giao hàng siêu nhanh dù là đơn hàng thường hay hàng nặng, đảm bảo nguyên vẹn cho kiện hàng.
>> Đăng ký Giao Hàng Nhanh ngay để sử dụng dịch vụ kho bãi, giao nhận hàng nhanh chóng, tiết kiệm shop nhé!
Hy vọng bài viết trên đã cung cấp cho bạn thông tin về các thuật ngữ Logistics phổ biến và tầm quan trọng của việc nắm vững chúng trong hoạt động kinh doanh. Việc am hiểu những thuật ngữ này sẽ giúp bạn giao tiếp hiệu quả với khách hàng, đối tác, tối ưu hóa quy trình vận hành và nâng cao năng lực cạnh tranh. Chúc shop kinh doanh thành công!
Xem thêm: