OKR là gì? Cách triển khai mô hình hiệu quả cho shop online
- Ngày đăng:
- Tip bán hàng
Mô hình OKR được nhiều doanh nghiệp lớn ứng dụng trong việc quản lý và đánh giá kết quả đạt được của một mục tiêu bán hàng bất kỳ. Vậy OKR là gì? Các shop online có thể áp dụng được không? Hãy tiếp tục theo dõi bài viết sau đây để tìm được đáp án nhé!
1. Tìm hiểu OKR là gì? Có bao nhiêu loại OKR?
OKR là viết tắt của Objectives and Key Results, có thể tạm dịch là Mục tiêu và Kết quả then chốt. Trong đó, Objectives (mục tiêu) là những gì chủ shop muốn đạt được khi kinh doanh. Còn Key Results (kết quả then chốt) là các chỉ số mà người bán đặt ra nhằm đo lường hiệu quả, qua đó phán đoán khả năng đạt được mục tiêu trong tương lai.
Hình ảnh minh họa mô hình OKR
Hiện tại, có hai loại OKR phổ biến là:
OKR cam kết: Đây là những mục tiêu mà shop bắt buộc đạt được trong một khoảng thời gian nhất định. Khả năng hoàn thành là 100%.
OKR mở rộng: Đây là các mục tiêu chủ shop mong muốn có được bên cạnh OKR cam kết. Thế nhưng, khả năng đạt được có thể không đạt 100% nhưng shop luôn nỗ lực hoàn thành càng nhiều càng tốt.
2. OKR khác gì so với KPI?
OKR và KPI là hai mô hình đặt ra mục tiêu được nhiều doanh nghiệp lớn lựa chọn. Nhưng các shop online sẽ phù hợp với loại hình nào? Chủ shop hãy tham khảo bảng so sánh bên dưới để phân biệt và đưa ra lựa chọn mô hình quản lý mục tiêu tốt nhất:
OKR | KPI | ||
Điểm giống nhau | - Đều dùng để đo lường hiệu quả và tiến độ hoàn thành mục tiêu. - Giúp chủ shop định hướng hoạt động bán hàng đúng đắn từ đầu. - Hỗ trợ người bán xác định tính khả thi của một mục tiêu bán hàng bất kỳ. | ||
Điểm khác nhau | Tên viết tắt | Objective and Key Results (Mục tiêu và Kết quả then chốt) | Key Performance Indicator (Chỉ số đo lường hiệu quả công việc) |
Mục đích | Đo lường tiến độ hoàn thành một mục tiêu nào đó | Tập trung đến kết quả cuối cùng, có hoàn thành được hay không | |
Tính linh hoạt | Thay đổi định kỳ theo từng quý/từng năm | Có thể thay đổi liên tục |
3. Shop online có nên sử dụng mô hình OKR không?
OKR không chỉ phù hợp với các doanh nghiệp lớn mà còn đáp ứng tốt những mong mỏi của shop online nhỏ lẻ. Dưới đây là một số lợi ích nhận được khi shop triển khai OKR đúng cách:
Giúp xác định mục tiêu chính xác từ đầu: OKR hỗ trợ chủ shop nhận định đâu là mục tiêu bán hàng quan trọng nhất, phải thực hiện càng sớm càng tốt. Nhờ vậy, người bán không bị phân tâm nên sẽ nhanh chóng có được những thành tựu về doanh thu như mong muốn.
Tăng sự liên kết giữa nhân viên với chủ shop: Khi cùng hướng đến một mục tiêu chung, chủ shop và tất cả nhân viên như được tiếp thêm động lực để cùng nhau phát triển. Đây chính là “sợi dây vô hình” giúp người bán và nhân viên kết nối, thấu hiểu lẫn nhau.
Thúc đẩy năng suất làm việc của nhân viên: Nếu hiểu rõ mục tiêu của mình và đánh giá kết quả đạt được thường xuyên, chủ shop cùng nhân viên có thể làm việc năng nổ hơn. Ngoài ra, nhân viên cũng nhận thấy điểm còn thiếu sót để sửa đổi và hoàn thiện mỗi ngày.
Theo dõi kết quả đạt được dễ dàng: Mô hình OKR giúp người bán theo dõi toàn bộ quá trình mình thực hiện từng mục tiêu. Do đó, shop cũng dễ dàng đánh giá khả năng thành công của một mục tiêu bất kỳ.
Kịp thời thay đổi chiến lược kinh doanh khi cần: Vì chủ shop theo dõi sát sao từng giai đoạn hoàn thiện mục tiêu bán hàng nên nếu có bất kỳ vấn đề phát sinh nào thì sẽ kịp thời thay đổi, tránh thâm hụt vốn.
OKR mang lại nhiều lợi ích đối với các shop online như xác định mục tiêu bán hàng dễ dàng, tối ưu hóa nguồn vốn,...
4. Hướng dẫn thiết lập OKR chính xác, nhanh chóng cho shop mới
Chủ shop mới có thể lưu lại những lưu ý sau đây giúp xây dựng OKR hiệu quả, đúng đắn từ đầu:
4.1 Đối với Objective
Nên đặt ra ít nhất 3 - 5 mục tiêu cho mỗi cửa hàng/kênh bán hoặc nhân viên.
Xác định đích đến càng rõ ràng càng tốt (ví dụ như thay vì mục tiêu mở 3 chi nhánh mới trong 2025 thì hãy đặt định hướng 1 chi nhánh ở quận X trong 3 tháng đầu 2025, 1 chi nhánh ở quận X trong 3 quý giữa 2025,...).
Hoạch định khả năng của bản thân chi tiết để lựa chọn các mục tiêu vừa sức, nhưng vẫn đủ tính thách thức giúp tiếp thêm động lực.
4.2 Đối với Key Result
Kết quả then chốt phải có số liệu càng chi tiết càng tốt (ví dụ thay vì đưa kết quả “có nhiều người theo dõi trên TikTok” thì người bán nên đặt “1.000.000 người theo dõi trong 3 năm cho kênh TikTok X”).
Key Result là các bước nhỏ để đạt được mục tiêu lớn nhất, vì vậy chúng phải mang lại giá trị nhất định cho shop.
5. Các bước triển khai OKR cực dễ, shop lưu ngay
Sau khi biết cách thiết lập OKR, chủ shop có thể bắt đầu các bước áp dụng mô hình này vào hoạt động kinh doanh thực tế:
Bước 1: Xác định rõ Objectives and Key Results
Người bán hãy nghiên cứu ưu điểm và hạn chế hiện tại của shop so với đối thủ cạnh tranh kỹ càng. Tiếp theo, chủ shop xây dựng 3 - 5 mục tiêu tương ứng sao cho đủ động lực để shop cùng nhân viên phát triển.
Bước 2: Xây dựng hệ thống tiêu chí giúp đánh giá tính khả thi của OKR
Người bán có thể sử dụng phần mềm quản lý bán hàng giúp theo dõi và đánh giá hiệu suất làm việc của từng nhân viên, từng cửa hàng. Dựa trên đó, chủ shop cân nhắc điều chỉnh nội dung của OKR khi cần thiết.
Bước 3: Phác họa mục tiêu bán hàng rõ ràng
Chủ shop nên trò chuyện cùng nhân viên để đánh giá khả năng thực hiện của mỗi mục tiêu. Nhờ vậy, người bán dễ dàng hình dung tình hình kinh doanh thực tế và đặt ra định hướng phát triển phù hợp.
Bước 4: Phổ biến từng mục tiêu đến khách hàng
Khi đã thống nhất xong các OKR, chủ shop sẽ triển khai các mục tiêu theo từng giai đoạn. Lúc này, người bán có thể giải đáp thêm thắc mắc của khách hàng trước khi bắt tay thực hiện.
Bước 5: Theo dõi và quản lý OKR của mỗi nhân viên
Chủ shop nên theo dõi kết quả đạt được định kỳ mỗi tuần hoặc mỗi tháng. Qua đó, người bán đánh giá tốc độ đạt được mục tiêu để kịp thời điều chỉnh thông tin nếu cần thiết.
Áp dụng quy trình OKR gồm 5 bước cho người mới giúp shop đạt được những mục tiêu mong muốn nhanh chóng.
6. Các lưu ý quan trọng khi thực hiện OKR lần đầu
Khi mới áp dụng OKR, chủ shop nên lưu ý một số điều cơ bản sau:
Tránh liệt kê và đặt ra quá nhiều mục tiêu trong một khoảng thời gian ngắn.
Nên linh động thay đổi các Key Results khi cần thiết dựa trên tình hình kinh doanh thực tế.
Tránh giữ tâm thế áp đặt phải luôn đạt được mọi Objectives.
Nên thường xuyên đánh giá hiệu quả làm việc của từng nhân viên để kịp thời hỗ trợ.
7. Ví dụ về OKR thực tế cho shop online
Để giúp shop hiểu hơn về mô hình OKR, dưới đây là một số ví dụ minh họa chi tiết:
- Mô hình OKR cho nhân viên bán hàng:
Objective: Đạt doanh thu 50.000.000 triệu đồng trong quý I/2025.
Key Result 1: Học và áp dụng 5 kịch bản bán hàng mới.
Key Result 2: Đạt 10 khách hàng mới mỗi tuần.
Key Result 3: Bán 100 sản phẩm mỗi tháng.
- Mô hình OKR cho shop bán hàng online trên Shopee:
Objective: Có 1.000 đơn hàng đầu tiên trong quý I/2025.
Key Result 1: Đăng tải hình ảnh/video 100 sản phẩm của shop lên kênh bán kèm mô tả sản phẩm chi tiết.
Key Result 2: Có 10 khách hàng mới mỗi tuần.
Key Result 3: Thiết kế bao bì chỉn chu, hợp với sở thích khách hàng tiềm năng.
8. Giao Hàng Nhanh cùng shop ‘chiến’ mọi mục tiêu, bán hàng thuận lợi
Với các shop online hay offline, thấu hiểu nhu cầu của khách hàng luôn là một trong những mục tiêu quan trọng phải đạt được. Trong đó, nếu chủ shop tập trung bán hàng online thì tất nhiên nhận thấy rõ rằng hầu hết mọi người mua hàng đều muốn phí vận chuyển rẻ và giao hàng càng nhanh càng tốt.
Hãy an tâm rằng chủ shop hoàn toàn có thể đáp ứng tốt các mong muốn này bằng cách liên kết với công ty Cổ phần Dịch vụ Giao Hàng Nhanh (GHN). Xuyên suốt hành trình hơn 1 thập kỷ, công ty Giao Hàng Nhanh luôn nhận được những đánh giá tích cực về chất lượng dịch vụ. Bao gồm:
Cước phí hợp lý: GHN thiết kế bảng giá ổn định, chỉ từ 15.5K/đơn hàng thông thường hoặc chỉ từ 4.000 đồng/kg (20 kg đầu tiên) với đơn nặng ký, giúp chủ shop tính toán chi phí đầu tư dễ dàng. Ngoài ra, khi duy trì số lượng đơn trên 400 đơn/tháng, công ty GHN còn có nhiều ưu đãi khác để người bán tiết kiệm vốn tối đa.
Cước phí GHN không thay đổi dù ngày thường hay ngày lễ nên chủ shop an tâm lên đơn với giá giao siêu tốt.
Tốc độ giao hàng nhanh: Shipper GHN không chỉ sẵn sàng hoạt động tất cả các ngày từ thứ 2 đến chủ nhật, mà còn đảm bảo vận chuyển đơn nội thành trong 24 giờ và đơn liên tỉnh Sài Gòn - Hà Nội 1 - 2 ngày. Nhờ vậy, người bán có thể khiến khách hàng hài lòng từ lần mua sắm đầu tiên và ngày càng tin tưởng shop hơn.
Có nhiều tính năng hỗ trợ bán hàng miễn phí: GHN Express tích hợp nhiều tính năng hữu ích như Cảnh báo bom hàng, Khai báo giá trị hàng hóa,... Song song, đơn vị cũng có chính sách miễn phí lấy hàng tại shop và miễn phí giao hàng lại 3 lần. Những điều này hỗ trợ người bán tối ưu chi phí kinh doanh tối đa.
Có chính sách bồi thường hàng hóa hư hỏng thỏa đáng: Trường hợp hàng hóa hư hỏng hay thất thoát do lỗi từ GHN, đơn vị luôn sẵn sàng hoàn tiền đến 5.000.000 đồng. Điều này giúp người bán không còn nỗi lo hụt vốn.
>> Hãy đăng ký tài khoản GHN ngay hôm nay để tận hưởng mọi quyền lợi độc quyền ngay!
Với tất cả thông tin trong bài viết, mong rằng chủ shop online có thể hiểu rõ hơn ORK là gì và quyết định liệu rằng mình áp dụng mô hình này thành công hay không. Bên cạnh đó, shop đừng quên theo dõi các nội dung tiếp theo trong chuyên mục TIP bán hàng để tích lũy thêm nhiều kinh nghiệm kinh doanh hữu ích nhé!