Bộ nhận diện thương hiệu có gì? Hướng dẫn shop cách xây dựng

Bộ nhận diện thương hiệu là một trong những yếu tố không thể thiếu khi shop bắt đầu xây dựng thương hiệu. Tuy nhiên không phải ai cũng biết bộ nhận diện thương hiệu là gì? Hệ thống nhận diện thương hiệu gồm những gì? Bài viết này sẽ giải đáp chi tiết các thắc mắc trên, đồng thời hướng dẫn các bước xây dựng bộ nhận diện thương hiệu. Cùng theo dõi nhé! 

1. Bộ nhận diện thương hiệu là gì?

Bộ nhận diện thương hiệu (Brand Identity) là tập hợp các yếu tố liên quan đến thương hiệu được thể hiện dưới dạng hình ảnh, từ ngữ, tên gọi, logo, slogan, video,... mà khách hàng có thể nhìn, hiểu và cảm nhận được. Các yếu tố này khi kết hợp lại với nhau sẽ tạo nên sự khác biệt cho thương hiệu của shop. Nhờ đó, khách hàng có thể dễ dàng nhận diện và ghi nhớ thương hiệu. 

Bộ nhận diện thương hiệu vừa có vai trò như một công cụ giao tiếp, tạo dấu ấn với khách hàng, vừa là yếu tố không thể thiếu trong các chiến dịch tiếp thị.

Xem thêm: Định vị thương hiệu là gì? 9 chiến lược định vị shop nên biết

2. Vai trò của bộ nhận diện thương hiệu

Sau khi đã có câu trả lời cho vấn đề bộ nhận diện thương hiệu là gì, shop đừng quên tìm hiểu về vai trò của nó trong kinh doanh:  

  • Xác định giá trị thương hiệu: Các yếu tố của bộ nhận diện thương hiệu đều mang đậm dấu ấn, thông điệp và giá trị của thương hiệu. Qua đó các giá trị và mục tiêu mà shop hướng đến đều được thể hiện một cách rõ ràng, cụ thể nhất. 
  • Tạo uy tín cho thương hiệu: Bộ nhận diện được thiết kế chuyên nghiệp, chỉn chu sẽ giúp khách hàng đánh giá cao về độ uy tín của thương hiệu. Đặc biệt, về mặt cảm tính trong sự sáng tạo, cao cấp, chất lượng,... sẽ tạo cho khách hàng sự tin tưởng và hứng thú với thương hiệu. 
  • Nâng cao độ nhận diện thương hiệu: Bộ nhận diện được đầu tư thiết kế với sự sáng tạo về ý tưởng, độc đáo trong cách thể hiện góp phần tăng độ phủ sóng của thương hiệu, đặc biệt là trên các kênh truyền thông hoặc các chiến dịch truyền thông. 
  • Xây dựng tính đồng nhất cho thương hiệu: Các ấn phẩm, nội dung, sản phẩm,... của thương hiệu trên các nền tảng như mạng xã hội, website, trang thương mại điện tử,... đều được đồng nhất về logo, màu sắc, biểu tượng,... sẽ gia tăng khả năng nhận diện thương hiệu của khách hàng tốt hơn. 
  • Tạo sự khác biệt với thương hiệu khác: Mỗi thương hiệu đều có bộ nhận diện thương hiệu khác nhau, điều này giúp khách hàng dễ nhận diện và phân biệt được sản phẩm của shop với các cửa hàng khác.  

3. Hệ thống nhận diện thương hiệu gồm những gì?

Bộ nhận diện thương hiệu bao gồm nhiều thành phần khác nhau như logo, đồ dùng văn phòng, phương tiện truyền thông, đồ họa web,... Cụ thể là:  

3.1 Màu sắc và thiết kế logo

Đây là yếu tố tạo nên ấn tượng đầu tiên đối với khách hàng. Màu sắc và thiết kế logo cần đảm bảo đáp ứng những giá trị và thông điệp của thương hiệu, ví dụ như shop muốn thể hiện sự nhẹ nhàng, thanh thoát, tinh tế thì có thể sử dụng tông trắng, đen làm chủ đạo, hình ảnh thiết kế đơn giản. Bên cạnh logo chính, shop nên cân nhắc thiết kế thêm các logo thay thế để sử dụng cho nhiều trường hợp khác nhau. 

3.2 Hệ thống nhận diện tại văn phòng

Hệ thống nhận diện trong văn phòng bao gồm danh thiếp, tập hồ sơ, thẻ nhân viên, đồng phục, con dấu,... Đây là yếu tố thể hiện sự chuyên nghiệp của shop không chỉ đối với khách hàng mà còn với các đối tác, nhà cung cấp. Mặc khác, việc làm này còn có ý nghĩa tạo sự thống nhất cho thương hiệu ở các kênh khác nhau từ online, offline đến văn phòng. 

Hệ thống nhận diện thương hiệu tại văn phòng bao gồm bìa tài liệu, sổ, bút, ly, danh thiếp, thẻ nhân viên,... 

3.3 Hệ thống nhận diện tại điểm bán (POSM)

Shop cần chuẩn bị hệ thống nhận diện thương hiệu tại điểm bán bao gồm bảng hiệu, backdrop, sản phẩm trưng bày, gian hàng pano quảng cáo,... khi tham gia các hội chợ, triển lãm. Đây là một trong những cách giúp tạo ấn tượng ban đầu với khách hàng, nhờ đó tăng khả năng cạnh tranh với các shop khác tại điểm bán. 

3.4 Phương tiện truyền thông xã hội

Đây là công cụ giúp shop đưa hình ảnh thương hiệu đến gần hơn với khách hàng một cách tự nhiên, gần gũi và sáng tạo. Bộ nhận diện thương hiệu không chỉ xuất hiện trên các hình ảnh, sản phẩm, video mà còn ở nội dung của các bài đăng trên trang truyền thông xã hội. Điều này giúp shop truyền tải các thông điệp đến khách hàng tốt hơn, đồng thời tạo ấn tượng sâu sắc trong tâm trí họ. 

3.5 Đồ họa trang web

Website được biết đến là một kênh truyền thông chính thức mang đến nhiều hiệu quả và lợi ích cho thương hiệu. Được biết, đây là nơi khách hàng sẽ kiểm tra thông tin, mức độ uy tín, thông tin sản phẩm trước khi quyết định mua hàng. Do đó việc thiết kế website cũng cần dựa trên bộ nhận diện thương hiệu của shop. 

Đồ họa trang web là một trong những thành phần quan trọng của thương hiệu, bởi đây vừa có thể là trang thông tin, vừa có thể bán hàng. 

3.6 Bao bì sản phẩm

Mẫu mã, bao bì sản phẩm được thiết kế đồng nhất với nhận diện thương hiệu về màu sắc, hình ảnh sẽ giúp tăng độ uy tín và giá trị của sản phẩm. Từ đó dễ gây ấn tượng với khách hàng và kích thích họ mua hàng. 

3.7 Bộ nhận diện thương hiệu Marketing

Marketing là hoạt động quảng bá để khách hàng biết đến sản phẩm và mua hàng. Do đó, bộ nhận diện thương hiệu dành cho hoạt động marketing rất cần được chú trọng. Theo đó, hệ thống nhận diện thương hiệu Marketing bao gồm website thương hiệu, trang bán hàng, nhận diện thương hiệu trên trang TMĐT và mạng xã hội, TVC, banner quảng cáo,... 

3.8 Bộ nhận diện thương hiệu ngoài trời

Đối với các thương hiệu lớn, đầu tư chi phí tiếp thị lớn thường sẽ có các chiến dịch quảng bá thương hiệu ngoài trời như băng rôn, biểu ngữ, biển quảng cáo, TVC quảng cáo,... Đây là hình thức quảng bá hình ảnh thương hiệu đến gần hơn với khách hàng thông qua những địa điểm quen thuộc như quốc lộ, siêu thị, trung tâm thương mại,... Từ đó tạo ấn tượng với khách hàng về hình ảnh của thương hiệu.

4. Hướng dẫn quy trình xây dựng bộ nhận diện thương hiệu chất lượng

Để tạo nên bộ nhận diện thương hiệu độc đáo, có hiệu quả truyền thông tốt, shop có thể tham khảo các bước sau: 

Bước 1 - Nghiên cứu và phân tích khách hàng mục tiêu

Chủ shop cần nghiên cứu khách hàng mục tiêu qua các yếu tố về nhân khẩu học (giới tính, độ tuổi, thu nhập,...), nhu cầu về sản phẩm, tâm lý khi mua sắm (thích “săn” sale, freeship,...),... Từ những điểm này, shop có thể xác định yêu cầu và mong muốn của họ đối với thương hiệu, đồng thời sáng tạo bộ nhận diện thương hiệu phù hợp với tệp khách hàng mục tiêu. 

Ví dụ như, khách hàng của shop là những bạn trẻ, độ tuổi từ 18 - 25 tuổi, yêu thích mua sắm các sản phẩm quần áo giá rẻ nhưng có “gu”. Từ đó, bộ nhận diện thương hiệu của shop cần có màu sắc tươi trẻ, hình ảnh biểu tượng mới lạ và có “gu” riêng nhằm thu hút sự tò mò của khách hàng. Đối với slogan, shop nên chọn những câu “lóng”, sáng tạo từ các từ ngữ xu hướng,... độc đáo nhưng cũng phải ngắn gọn và dễ hiểu. 

 

Dựa trên đối tượng khách hàng mục tiêu, shop mới có thể đưa ra được các ý tưởng bộ nhận diện phù hợp và thu hút họ. 

Bước 2 - Xây dựng ý tưởng cho bộ nhận diện thương hiệu

Dựa trên kết quả của việc phân tích khách hàng, shop bắt đầu phát triển ý tưởng và thông điệp cốt lõi muốn truyền đạt đến khách hàng thông qua bộ nhận diện của thương hiệu. Theo đó, ý tưởng của bộ nhận diện thương hiệu bao gồm màu sắc thu hút, hình ảnh độc đáo, slogan sáng tạo và ngắn gọn, font chữ linh hoạt và dễ nhìn,...  

Bước 3 - Thiết kế bộ nhận diện thương hiệu

Bảng phác thảo ý tưởng bộ nhận diện của shop đã được lên chi tiết và tỉ mỉ, bước tiếp theo cần thực hiện là thiết kế dựa trên bảng kế hoạch đó. Ở giai đoạn này, đòi hỏi chủ shop cần sáng tạo hết sức để tạo ra bảng thiết kế cuối cùng với nhiều dấu ấn độc đáo. Ngoài ra, trong quá trình thực hiện thiết kế cần bám sát theo ý tưởng ban đầu, tuân thủ theo các nguyên tắc trong thiết kế ấn phẩm để sau khi hoàn thành mang đúng tinh thần của thương hiệu. 

Bước 4 - Đăng ký bảo hộ thương hiệu

Sau khi hoàn thành bộ nhận diện thương hiệu, shop có thể ứng dụng trên toàn bộ kênh bán hàng, kênh truyền thông. Tuy nhiên để tránh các vấn đề về vi phạm bản quyền hoặc bị sao chép ý tưởng thiết kế, chủ shop nên đăng ký bảo hộ thương hiệu càng sớm càng tốt. Không những thế, việc đăng ký bảo hộ thương hiệu còn giúp bảo vệ quyền lợi và “chất xám” của shop, song song đó thể hiện tính chuyên nghiệp, uy tín với khách hàng. 

Bước 5 - Ứng dụng bộ nhận diện thương hiệu mới

Sau khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký bảo hộ thương hiệu, chủ shop ứng dụng bộ nhận diện vào quá trình thiết kế poster, thiết kế biển quảng cáo, lập trang landing page, thực hiện chiến dịch tiếp thị,... Trong các ấn phẩm truyền thông, bộ nhận diện còn có thể xuất hiện ở các hình ảnh sản phẩm, bài đăng, TVC,... 

Sau khi hoàn thành bộ nhận diện thương hiệu, shop sẽ đưa chúng vào các ấn phẩm truyền thông, sản phẩm, poster,...

Xem thêm: TOP 5 kênh bán hàng online ‘thời thượng’

5. Một số lưu ý khi xây dựng bộ nhận diện thương hiệu

Dưới đây là một số điều shop nên biết để thiết kế bộ nhận diện thương hiệu phù hợp với giá trị của thương hiệu và tâm lý khách hàng:  

  • Đồng bộ bộ nhận diện thương hiệu: Bộ nhận diện cần được cập nhật đồng nhất cho tất cả tài liệu, kênh truyền thông, ấn phẩm truyền thông,... Điều này nhằm tạo nên sự chuyên nghiệp, chỉn chu trong cách làm việc của shop.
  • Theo dõi, đánh giá hiệu quả của bộ nhận diện thương hiệu: Shop cần dành thời gian đánh giá hiệu quả về nhận diện của thương hiệu thông qua lượt truy cập trang, lượt mua hàng trước và sau khi ứng dụng bộ nhận diện thương hiệu mới,... Ngoài ra, việc lên kế hoạch cải tiến bộ nhận diện để phù hợp với xu hướng thị trường cũng là điều shop nên xem xét. 

Trên đây là toàn bộ thông tin và quy trình sáng tạo nên bộ nhận diện thương hiệu mà các shop có thể tham khảo áp dụng cho việc kinh doanh online của mình. Bên cạnh xây dựng bộ nhận diện thương hiệu, chủ shop cũng cần chú ý đến khâu giao hàng, lựa chọn đơn vị vận chuyển uy tín và có cước phí hợp lý để giao hàng nhanh, tiết kiệm chi phí kinh doanh hiệu quả

Giao Hàng Nhanh - Dịch vụ giao hàng siêu tốc với cước phí siêu tiết kiệm 

Giao Hàng Nhanh (GHN) là một trong những đơn vị vận chuyển lớn, hợp tác cùng hơn 100.000 cửa hàng và doanh nghiệp trên toàn quốc. Đến thời điểm hiện tại, GHN đã trở thành đối tác vận chuyển đáng tin cậy của nhiều nhà bán hàng online nhờ vào các ưu thế như: 

  • Giao hàng nhanh hỏa tốc: Hệ thống phân loại tự động có khả năng xử lý gần 2 triệu đơn/ngày kết hợp đội ngũ shipper chuyên nghiệp, giúp giao đơn hàng siêu nhanh chỉ trong vòng 24 giờ (nội thành) và 1 - 2 ngay (Hà Nội - Sài Gòn). Nhờ vậy mà shop tăng tỷ lệ giao hàng thành công, khách hàng cảm thấy hài lòng và quay lại mua sắm ở những lần tiếp theo. 
  • Báng cước phí tiết kiệm: GHN thiết kế bảng giá tối ưu chỉ từ 15.500 đồng/đơn và có thể linh hoạt điều chỉnh bảng giá ưu đãi hơn khi shop có lượng đơn hàng tháng lớn (từ 400 đơn trở lên). Điều này giúp shop tối ưu chi phí kinh doanh, đồng thời có thể đưa ra nhiều chương trình khuyến mãi phù hợp khi đã cân đối tất cả chi phí giúp thu hút khách hàng hiệu quả. 
  • Quản lý đơn hàng linh hoạt: Với hệ thống quản lý trực tuyến 24/7 được tích hợp trên app và website của GHN, shop có thể dễ dàng theo dõi tình trạng đơn hàng và nhanh chóng xử lý các vấn đề phát sinh (nếu có).
  • Đa dạng tính năng hỗ trợ shop kinh doanh online hiệu quả: Đơn cử như tính năng Cảnh báo chống bom hàng, Giao thất bại - Thu tiền, Giao 1 phần - Trả 1 phần,... giúp shop giảm chi phí phát sinh do bom hàng/hoàn hàng và tối ưu lợi nhuận trên từng đơn hàng. 

Giao Hàng Nhanh luôn sẵn sàng đồng hành cùng shop trong hành trình kinh doanh online hiệu quả. 

>> Đăng ký trải nghiệm dịch vụ giao hàng siêu nhanh, giá siêu tốt của GHN tại  https://sso.ghn.vn/register/

Xem thêm:

← Bài trước Bài sau →
Bài viết liên quan:
Top
search-ui Tra cứu
user Đăng ký / Đăng nhập