Print On Demand là gì? Ưu nhược điểm, cách kinh doanh chi tiết

Print On Demand (viết tắt: POD) là hình thức kinh doanh trực tuyến xuất hiện lần đầu tiên trên sàn thương mại điện tử Etsy vào năm 2013. Đến hiện tại, cách thức bán hàng này vẫn giúp nhiều người có óc sáng tạo tốt sở hữu thu nhập ổn định hàng tháng. Hãy tìm hiểu mô hình kinh doanh POD chi tiết trong bài viết sau để bắt đầu kiếm tiền dễ dàng hơn.

1. Print On Demand là gì?

Print On Demand (tạm dịch: In ấn theo nhu cầu) là một loại hình kinh doanh trên sàn thương mại điện tử. Cách thức vận hành rất đơn giản, bạn chọn một mẫu thiết kế rồi làm việc trực tiếp với dịch vụ in ấn. Khi có đơn đặt hàng, đơn vị sản xuất mới cho sản phẩm “ra lò” và vận chuyển tới khách hàng. 

Hiện tại, một số sản phẩm POD phổ biến thuộc các ngành hàng thời trang (như áo thun, quần jeans, áo khoác,...), phụ kiện (như móc khóa, khẩu trang, tất,...), đồ gia dụng (như cốc nước, bình đựng nước, khăn tắm,...) và phụ kiện công nghệ (như ốp lưng, miếng dán tản nhiệt,...).

Print On Demand là cách thức bán hàng mà ở đó người bán chỉ bắt đầu sản xuất sản phẩm khi khách hàng đặt đơn.

2. Ưu điểm và nhược điểm của kinh doanh POD

Trước khi đưa ra quyết định nên kinh doanh Print On Demand hay không, bạn nên cân nhắc kỹ lưỡng những ưu điểm và hạn chế sau đây:

2.1. Ưu điểm

  • Đa dạng sản phẩm: Các shop bán hàng POD đều cung cấp nhiều mặt hàng khác nhau với mẫu mã, kích cỡ, màu sắc,... đa dạng. Nhờ vậy giúp đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng.

  • Tiết kiệm chi phí kinh doanh tối đa: Cửa hàng POD chỉ sản xuất và nhập hàng khi có đơn. Do đó, chủ shop hạn chế ôm hàng hoặc tồn kho, gây thâm hụt vốn.

  • Tạo dựng thương hiệu nhanh chóng: Chỉ cần các thiết kế của shop có độ nhận diện cao và phù hợp với sở thích khách hàng mục tiêu, người bán nhanh chóng xây dựng thiện cảm cũng như uy tín tốt đẹp trong lòng người mua. 

2.2. Nhược điểm

  • Lợi nhuận không quá cao: Số lượng sản phẩm đặt làm không cố định và giá nhập của mỗi mặt hàng ở từng nơi cung cấp cũng khác nhau. Vì lẽ đó, người bán khó tính toán nguồn vốn và xây dựng kế hoạch bán hàng sao cho tối ưu chi phí, dẫn đến lợi nhuận thực tế nhận thấp hơn so với cách kinh doanh truyền thống.

  • Tỷ lệ bom hàng khá cao: Vì xưởng chỉ bắt đầu sản xuất hàng khi có đơn nên thời gian khách nhận sản phẩm từ shop thường dài hơn những đơn vị nhập hàng sẵn. Do đó, tỷ lệ hoàn hàng hoặc bom hàng bởi đợi quá lâu sẽ cao hơn.

  • Khó kiểm soát khâu vận chuyển: Chủ shop chỉ xử lý công đoạn tư vấn và chăm sóc sau bán. Còn toàn bộ quy trình sản xuất và vận chuyển đều do một bên khác đảm nhiệm. Vì thế, người bán không thể kịp thời xử lý vấn đề phát sinh trong lúc giao hàng, từ đó ảnh hưởng không tốt tới uy tín của shop.

3. Quy trình Print On Demand hoạt động

Minh họa cách thức hoạt động của mô hình Print On Demand

Dựa trên hình ảnh trên, bạn dễ dàng hình dung quy trình triển khai kinh doanh Print On Demand diễn ra như sau:

  • Bước 1: Người bán thiết kế các mẫu sản phẩm độc đáo theo nhu cầu của khách hàng mục tiêu hoặc lựa chọn những phiên bản sẵn có mà công ty in ấn POD cung cấp.

  • Bước 2: Bạn đăng tải hình ảnh tất cả sản phẩm lên kênh bán của mình và hoàn thiện mọi nội dung mà sàn yêu cầu (như mô tả sản phẩm, giá bán,...).

  • Bước 3: Người bán tư vấn thông tin sản phẩm chi tiết cho khách hàng và chốt đơn.

  • Bước 4: Khi có đơn hàng, chủ shop cung cấp thông tin người mua và kiện hàng cho bên in ấn. Sau đó, công ty POD sản xuất sản phẩm và gửi hàng tới người mua. Đến lúc hàng giao hàng công, bạn nhận được Email thông báo và tiền chiết khấu như thỏa thuận giữa hai bên.

4. Hướng dẫn kinh doanh Print On Demand chi tiết cho người mới

Bên cạnh hiểu rõ Print On Demand là gì, bạn hãy lưu lại một số kinh nghiệm hữu ích sau giúp bắt đầu bán hàng thuận lợi, đạt mục tiêu nhanh chóng:

4.1. Lựa chọn thị trường ngách

Thị trường ngách là một phân khúc thị trường nhỏ trong thị trường mục tiêu cho chủ shop tăng cơ hội cạnh tranh tốt hơn so với những shop khác. Các bước chọn thị trường ngách không quá khó, bạn chỉ cần xác định chính xác ngành hàng muốn bán là gì và nghiên cứu đặc điểm thị trường, khách hàng, đối thủ cạnh tranh kỹ lưỡng. 

4.2. Chọn sản phẩm kinh doanh

Mỗi tệp khách hàng mục tiêu trong mỗi thị trường ngách sẽ có nhu cầu nhất định về một/một số mặt hàng. Ví dụ, nếu bạn chọn thị trường Việt Nam, ở miền Nam và độ tuổi 18 - 25 thì họ có sở thích đặc biệt với các sản phẩm phụ kiện, đồ gia dụng, đồ dùng văn phòng,... Do đó, bạn hãy tìm hiểu kỹ càng sở thích, mong muốn của họ để chọn những mặt hàng kinh doanh tương ứng.

4.3. Tạo hoặc lấy nguồn thiết kế

Chủ shop POD có thể tham khảo gợi ý thiết kế từ các công ty in ấn nổi tiếng. Hoặc bạn tự sáng tạo nhiều mẫu đẹp mắt, thú vị để tạo điểm nhấn của cá nhân. Nhưng dù chọn hình thức nào thì người bán cũng cần căn cứ trên mong muốn của khách hàng mục tiêu giúp tăng tỷ lệ thành công.

Người bán nên tạo ra những thiết kế đậm phong cách cá nhân để đủ sức thu hút khách hàng.

4.4. Chọn đối tác POD

Sau khi đã có danh sách thiết kế ưng ý, điều tiếp theo bạn nên làm là chọn các đơn vị hợp tác uy tín. Trong đó, một số tiêu chí mà công ty ấy cần đáp ứng là nguồn hàng chất lượng ổn định, xử lý vấn đề phát sinh nhanh chóng và chính sách mua bán minh bạch.

4.5. Thiết lập cửa hàng trực tuyến

Chủ shop bắt đầu tạo cửa hàng online trên kênh bán mong muốn. Lưu ý rằng người bán nên điền đầy đủ thông tin liên hệ theo yêu cầu của sàn thương mại điện tử và cung cấp hình ảnh/video, mô tả sản phẩm chi tiết. Đây là cơ sở giúp người mua đưa ra quyết định mua hàng dễ dàng hơn và tăng tỷ lệ ra đơn tối đa.

4.6. Có kế hoạch tiếp thị sản phẩm

Dù bán hàng theo mô hình POD hay bất kỳ hình thức nào khác, chủ shop đều cần triển khai kế hoạch quảng cáo phù hợp nhằm mở rộng tệp khách hàng mục tiêu và cải thiện tỷ lệ ra đơn. Một số cách tiếp thị Print On Demand tiết kiệm chi phí, hiệu quả cao là chia sẻ nội dung lên tất cả nền tảng mạng xã hội/sàn thương mại điện tử của shop, đăng bài quảng cáo đều đặn hàng ngày, nội dung tiếp thị hấp dẫn,...

5. Một số nền tảng POD tốt hiện nay

Nếu chưa biết triển khai POD từ đâu, người bán nên cân nhắc một số nền tảng kinh doanh phổ biến, an toàn sau:

5.1. Etsy

Etsy là sàn thương mại điện tử nổi tiếng tại New York (Mỹ) với định hướng phát triển tạo ra thị trường riêng biệt cho những mặt hàng thủ công. Vì vậy, hình thức POD đã áp dụng thành công trên Etsy nhờ tiếp cận trực tiếp với tệp khách hàng có mong muốn sở hữu sản phẩm “có một không hai”. Ngoài ra, chi phí bán hàng tại Etsy rất thấp (chỉ từ 5% cho mỗi đơn hàng).

Etsy là nơi hình thức POD hình thành và tạo điều kiện phát triển mạnh mẽ như hiện tại.

5.2. Printful

Printful là nền tảng bán hàng theo hình thức Print On Demand có mạng lưới hoạt động rộng khắp nhiều quốc gia trên thế giới. Điểm khác biệt của Printul so với các kênh online khác là sản phẩm đa dạng, sản phẩm chất lượng cao cấp và cách thức vận hành đơn giản. Nhờ vậy, dù người bán không quá am hiểu về kinh doanh và công nghệ vẫn có thể bắt đầu bán hàng, kiếm thu nhập. 

5.3. Merchize

Merchize là một nền tảng hoạt động theo mô hình Print On Demand do Việt Nam phát triển hướng tới tệp khách hàng là doanh nghiệp, thương hiệu và nhà bán lẻ có mong muốn chuyển đổi ảnh số thành sản phẩm vật lý. Chỉ với một số thao tác đăng ký tài khoản đơn giản, chủ shop có thể sử dụng mọi công cụ để bắt đầu bán hàng, lấy chiết khấu và toàn bộ quy trình sản xuất, đóng gói đều do sàn thực hiện.

5.4. BurgerPrints

Một sàn thương mại điện tử uy tín cung cấp giải pháp POD khác là BurgerPrints. Nền tảng này cung cấp hàng trăm sản phẩm thủ công đẹp mắt với chất lượng cao và chi phí hợp lý. Hơn thế, tất cả quy trình mua hàng và thanh toán đều diễn ra trên một ứng dụng duy nhất nên rất tiện lợi, tiết kiệm thời gian.

5.5. TeeChip

TeeChip là nền tảng triển khai mô hình Print On Demand hoạt động lâu năm tại thị trường Việt Nam. Điểm cộng của TeeChip là phí chiết khấu cho sàn và chi phí sản xuất hàng rất thấp giúp người bán thu lợi nhuận thực tế cao nhất. Bên cạnh đó, nền tảng này cũng tích hợp sẵn nhiều công cụ hỗ trợ bán hàng miễn phí cho phép shop vận hành cửa hàng mượt mà.

6. Print On Demand có gì khác Dropshipping?

Không ít người nhầm lẫn mô hình Print On Demand và Dropshipping là một, nhưng thực tế chúng có nhiều điểm khác biệt nhất định. Sau đây là bảng so sánh thông tin chi tiết cho bạn tham khảo:

 

Print On Demand

Dropshipping

Cách thức bán hàng

Bạn gửi thiết kế cho công ty POD. Sau đó, họ in thiết kế lên sản phẩm và gửi cho khách hàng.

Bạn chỉ tập trung bán sản phẩm của một nhãn hàng bất kỳ. Toàn bộ công đoạn đóng gói, vận chuyển đều do nhà cung cấp xử lý.

Loại sản phẩm

Chủ yếu là những sản phẩm có thể in ấn thiết kế được như quần áo, cốc/ly, túi xách,...

Các sản phẩm do nhà cung cấp sản xuất

Khả năng tùy chỉnh sản phẩm

Có thể tùy chỉnh theo mong muốn của bạn

Không thể tùy chỉnh

Khả năng tùy chỉnh giá bán

Có thể tùy chỉnh theo mong muốn của bạn

Không thể tùy chỉnh

Chi phí đầu tư ban đầu

Có thể mất ít vốn cho việc tạo thiết kế

Không bỏ vốn

Bài viết trên đây đã tổng hợp tất cả thông tin cơ bản về mô hình kinh doanh Print On Demand. Có thể thấy, đây là một cách thức bán hàng không nhập và ôm hàng nên khá phù hợp với những ai ít vốn, muốn có thêm thu nhập. 

Tuy nhiên, doanh thu từ POD không ổn định. Vậy nên, nếu bạn đam mê thiết kế, muốn kiếm nhiều tiền thì hãy tự bán sản phẩm do mình làm ra. Đồng thời, bạn sẽ tự tay mình gói hàng và liên kết với một đơn vị vận chuyển có cước phí rẻ để vừa kiểm soát được quá trình vận chuyển, vừa tiết kiệm chi phí tối đa. 

Cước phí GHN siêu ưu đãi giúp shop thu lợi nhuận lớn

Với kinh nghiệm hợp tác với hơn 100.000 shop online và doanh nghiệp, công ty Dịch vụ Cổ phần Giao Hàng Nhanh (GHN) cực kỳ thấu hiểu mọi nỗi lo khi mới kinh doanh nên sẵn sàng giúp sức cho hoạt động bán hàng diễn ra thuận lợi, mượt mà. Cụ thể:

  • Nếu lo ngại cước phí quá cao: GHN có bảng giá phù hợp đặc điểm từng shop, chỉ từ 15.5 đồng/đơn hàng thông thường (hoặc từ 4.000 đồng/kg cho 20 kg đầu tiên với đơn hàng nặng). Hơn thế, shop còn nhận thêm ưu đãi khi duy trì lượng đơn ổn định trên 400 đơn/tháng.

  • Nếu sợ hàng giao chậm hoặc bị hư hỏng: Công ty GHN đảm bảo giao nhanh trong 24 giờ (nội thành), 1 - 2 ngày (đơn liên tỉnh Hà Nội - Sài Gòn). Ngoài ra, đơn vị còn có chính sách đền bù đến 5 triệu đồng nếu xảy ra hư hỏng hoặc thất thoát với lỗi từ phía GHN.

  • Nếu lo lắng rủi ro thâm hụt khi bị bom/hoàn hàng: Công ty Giao Hàng Nhanh tích hợp những tính năng như cảnh báo bom hàng, giao thất bại - thu tiền, giao 1 phần - trả 1 phần,... Nhờ thế, người bán tối ưu chi phí bán hàng, đảm bảo tỷ lệ giao hàng thành công cao và không lo lỗ vốn.

  • Nếu lo sợ không thể theo dõi đơn hàng: Giao Hàng Nhanh phát triển hệ thống quản lý trực tuyến trên app và web. Tại đây, chủ shop dễ dàng cập nhật tình trạng đơn hàng theo thời gian thực để kịp thời xử lý vấn đề phát sinh (nếu có).

  • Nếu ngại gửi hàng đi xa nên đơn vị vận chuyển không nhận: GHN sở hữu quy mô hệ thống hơn 2000 bưu cục, có mặt ở 63 tỉnh/thành phố (kể cả huyện đảo xa). Điều này giúp shop thoải mái lên đơn.

GHN nhận giao đơn đi khắp mọi tỉnh/thành phố Việt Nam với cước phí siêu ưu đãi.

>> Hãy đăng ký tài khoản GHN ngay hôm nay để đơn vị có cơ hội đồng hành cùng shop, cung cấp giải pháp vận chuyển chuyên nghiệp và uy tín nhé!



 

← Bài trước Bài sau →
Bài viết liên quan:
Top
search-ui Tra cứu
user Đăng ký / Đăng nhập