Cách lấy lại tiền đã chuyển khoản khi bị lừa nhanh chóng

Lừa tiền qua mạng đang trở thành mối lo ngại phổ biến trong thời đại số, nhất là khi các thủ đoạn ngày càng tinh vi. Khi rơi vào tình huống này, nhiều người khá hoang mang liệu có khả năng lấy lại số tiền đã mất không? Nếu có thì nên làm gì tiếp theo? Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ cách lấy lại tiền đã chuyển khoản khi bị lừa, mời bạn cùng theo dõi để có hướng xử lý tốt nhất.

1. Bị lừa tiền qua mạng có lấy lại được không?

Việc lấy lại tiền khi bị lừa đảo qua mạng phụ thuộc vào mức độ nhanh chóng và cách bạn xử lý tình huống. Trong nhiều trường hợp, nếu bạn kịp thời phát hiện và trình báo với cơ quan chức năng hoặc ngân hàng liên quan, cơ hội lấy lại tiền là hoàn toàn có thể.

2. Cách lấy lại tiền đã chuyển khoản khi bị lừa

Đa phần nạn nhân của các vụ lừa đảo trực tuyến thường chuyển tiền qua tài khoản ngân hàng hoặc ví điện tử. Dưới đây là cách lấy lại tiền khi bị lừa đảo trên mạng qua các hình thức này:

2.1. Với chuyển tiền qua tài khoản ngân hàng

Trường hợp liên quan đến tài khoản ngân hàng, nếu phát hiện lừa đảo khi vừa mới chuyển tiền, bạn hãy nhanh chóng liên hệ với ngân hàng để kịp thời dừng giao dịch đó.

Nếu tiền chưa kịp chuyển qua tài khoản thụ hưởng, ngân hàng sẽ làm thủ tục hoàn lại tiền cho bạn. Còn chẳng may tiền đã bị chuyển đi, ngân hàng sẽ thông báo và yêu cầu chủ tài khoản nhận hoàn trả lại số tiền. Lúc này, nếu chủ tài khoản không đồng ý trả, người bị hại hãy thu thập các thông tin để làm bằng chứng khởi kiện hoặc tố cáo lên cơ quan công an.

Ngoài ra, nếu bạn bị lừa đảo chuyển khoản do bị lộ thông tin mà không hề đồng ý thực hiện giao dịch, hãy liên hệ ngay với ngân hàng để yêu cầu khóa tài khoản tạm thời.

bị lừa tiền qua mạng có lấy lại được không

Khi phát hiện bị lừa đảo chuyển khoản, bạn hãy liên hệ ngay lập tức với ngân hàng để yêu cầu họ dừng mọi giao dịch.

2.2. Với chuyển tiền qua ví điện tử

Hiện nay các ví điện tử như Momo, Zalo Pay, Paypal… đều có chính sách bảo vệ người dùng tối ưu. Chẳng hạn như ví Momo, có tính năng cho phép người gửi chat trực tiếp với người nhận bằng cách nhấn vào ‘Chi tiết giao dịch’ rồi chọn ‘Trò chuyện’. Qua đó bạn có thể thương lượng với người nhận; nếu cuộc trao đổi suôn sẻ bạn sẽ nhận lại tiền.

Trường hợp bạn đã thử cách lấy lại tiền đã chuyển khoản khi bị lừa trên ví điện tử như trên mà vẫn không được hoàn lại, hãy báo cáo với ví để được hỗ trợ. Đơn vị chủ quản ví điện tử sẽ tiến hành kiểm tra nguồn gốc giao dịch đã thực hiện. Nếu có dấu hiệu gian lận bất thường, đơn vị sẽ khóa tài khoản ví của bạn và khuyến cáo bạn nên thu thập, lưu lại bằng chứng để làm đơn tố giác gửi tới cơ quan công an nhằm thu hồi tiền sớm nhất.

Tham khảo: Lừa đảo trực tuyến là gì? 10 hình thức phổ biến hiện nay

*Trong quá trình tìm cách lấy lại tiền khi bị lừa đảo trên mạng, bạn cũng lưu ý:

- Hãy thông báo cho gia đình và bạn bè của bạn về trò lừa đảo này, để họ có thể đề phòng những chiêu lừa đảo tiếp theo có thể xảy ra.

- Ngoài đến trực tiếp trụ sở công an nơi lưu trú, bạn cũng có thể trình báo công an online. Có những cách liên hệ với công an mạng là:

  • Đường dây nóng Phòng An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao: 069.219.4053.

  • Đường dây nóng 113 và trang Facebook của Công an thành phố Hà Nội: https://www.facebook.com/ConganThuDo.

  • Người dân tại TP. Hồ Chí Minh có thể liên hệ đến số điện thoại công an báo lừa đảo qua mạng: 0693187200.

3. Cách tránh bị lừa đảo chuyển khoản

Nhằm tránh nguy cơ bị lừa đảo mất tiền qua mạng, bạn hãy ghi nhớ những điều dưới đây:

3.1. Kiểm tra kỹ thông tin trước khi chuyển khoản

Trước khi thực hiện bất kỳ giao dịch nào, bạn cần phải xác minh kỹ tên, số tài khoản và thông tin người nhận, đặc biệt nếu đó là người lạ. Trường hợp nhận được yêu cầu chuyển tiền từ một nguồn không quen thuộc, bạn nên liên hệ trực tiếp đến người yêu cầu hoặc tổ chức liên quan để xác nhận rõ ràng.

3.2. Chỉ thực hiện chuyển tiền trong app/web chính thức

Một số kẻ gian có thể gửi đường link giả mạo qua tin nhắn, email dẫn đến các trang web giống ngân hàng để đánh cắp thông tin đăng nhập. Vì thế bạn chỉ nên thực hiện chuyển tiền trong app/web chính thức.

cách lấy lại tiền đã chuyển khoản khi bị lừa

Khi thực hiện các giao dịch tài chính tại ngân hàng/ví điện tử, bạn cần đảm bảo mình đã truy cập vào đúng app/website chính thức.

3.3. Không nhấn vào đường link lạ

Bạn nên tránh mở các đường link được gửi qua tin nhắn, email hoặc mạng xã hội nếu không chắc chắn về nguồn gốc. Đồng thời hãy chú ý đến các tên miền và đường dẫn URL của trang web. Trường hợp có lỗi chính tả hoặc không có các chứng chỉ tín nhiệm mạng, đây rất có thể là các trang giả mạo để đánh cắp thông tin.

3.4. Cài đặt sinh trắc học ngân hàng

Hiện nay, hầu hết các ngân hàng và tổ chức tài chính đều tích hợp tính năng sinh trắc học để tăng cường bảo mật cho khách hàng. Bạn nên kích hoạt các phương thức như nhận diện vân tay hoặc khuôn mặt. Điều này giúp giảm nguy cơ bị lừa đảo, vì giao dịch chỉ được thực hiện khi có xác thực từ thông tin sinh trắc học của bạn.

3.5. Cảnh giác với yêu cầu cung cấp thông tin ngân hàng

Ngoại trừ giao dịch trực tiếp tại ngân hàng, các đơn vị ngân hàng, các tổ chức uy tín thường không yêu cầu khách hàng cung cấp dữ liệu cá nhân qua mạng. Vì thế bạn cần cảnh giác nếu có bất kỳ ai tự xưng là nhân viên ngân hàng, gọi điện hoặc nhắn tin yêu cầu bạn cung cấp mã OTP, số tài khoản, hoặc thông tin thẻ tín dụng để ‘xác minh giao dịch’ hoặc ‘khóa tài khoản khẩn cấp’.

3.6. Thường xuyên thay đổi mật khẩu tài khoản

Nhằm giảm nguy cơ bị xâm nhập tài khoản, bạn nên thay đổi mật khẩu định kỳ. Trong đó hãy đặt mật khẩu dài với sự kết hợp giữa chữ hoa, chữ thường, số & ký tự đặc biệt. Tránh những thông tin dễ đoán như ngày sinh, số điện thoại, tên cá nhân và không sử dụng cùng một mật khẩu cho nhiều tài khoản.

số điện thoại công an báo lừa đảo qua mạng

Nhằm bảo mật tài khoản tối đa, bạn nên đảm bảo mật khẩu mới khác hoàn toàn so với các mật khẩu đã sử dụng trước đó.

*Lời khuyên: Đối với các shop bán hàng, để tránh bị lộ thông tin về đơn hàng và tình trạng giả mạo shipper, tốt nhất shop nên lựa chọn đơn vị vận chuyển uy tín, có khả năng bảo mật thông tin tốt.

Bên cạnh cung cấp dịch vụ giao hàng nhanh giá tốt, GHN Express còn ứng dụng tính năng định danh eKYC cho các shop bán hàng trên APP GIAOHANGNHANH - GHN, qua đó giúp:

  • Bảo vệ thông tin của shop hiệu quả hơn, tránh bị rò rỉ thông tin, hạn chế tình trạng lừa đảo…

  • eKYC sử dụng công nghệ nhận dạng khuôn mặt, quét vân tay và chữ ký điện tử để xác minh danh tính khách hàng. Nhờ đó giảm thiểu khả năng sử dụng thông tin giả mạo.

cách lấy lại tiền khi bị lừa đảo trên mạng

Tính năng định danh tài khoản trực tuyến (eKYC) giúp bảo vệ tối ưu thông tin cá nhân và các quyền lợi của khách hàng khi trải nghiệm dịch vụ tại GiaoHangNhanh.

>> An tâm lên đơn cùng GHN Express - Giao nhanh giá tốt, nhân đôi an toàn! Đăng ký trở thành đối tác GHN qua https://sso.ghn.vn/register/.

4. Các câu hỏi thường gặp

Bên cạnh tìm cách lấy lại tiền đã chuyển khoản khi bị lừa, bạn cũng nên chú ý các thông tin sau để có sự cảnh giác cao độ:

4.1. Có những cách thức lừa đảo chuyển khoản nào?

Hiện nay có rất nhiều cách thức lừa đảo chuyển khoản mà bạn cần biết như:

  • Giả danh người thân hoặc bạn bè: Kẻ gian hack tài khoản mạng xã hội của người thân, bạn bè và nhắn tin yêu cầu chuyển tiền gấp vì lý do khẩn cấp (như tai nạn, bệnh tật…).

  • Giả thông báo trúng thưởng: Gửi tin nhắn giả thông báo bạn đã nhận được tiền (thực chất không có giao dịch nào) để yêu cầu bạn hoàn lại tiền hoặc chuyển khoản thêm.

  • Tuyển dụng việc làm online: Đưa ra lời mời công việc có giờ giấc, lương bổng ‘hấp dẫn’ với yêu cầu nộp phí ứng tuyển hoặc đặt cọc qua chuyển khoản, sau đó biến mất.

  • Mạo danh cơ quan pháp luật: Giả danh công an, tòa án, hoặc các cơ quan chức năng, yêu cầu chuyển khoản để phục vụ điều tra hoặc tránh bị xử lý pháp luật.

  • Lừa đảo đầu tư tài chính: Mời gọi tham gia các dự án đầu tư sinh lời cao hoặc sàn giao dịch tài chính ảo, yêu cầu chuyển khoản nhưng sau đó chiếm đoạt tiền.

4.2. Lừa đảo chuyển khoản bị phạt như thế nào?

Theo điều 174, Bộ luật hình sự 2025, khung hình phạt cho tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản sẽ tùy theo mức độ nghiêm trọng và số tiền.

Ví dụ, với trường hợp gian dối chiếm đoạt tài sản người khác có giá trị từ 2.000.000 đến dưới 5.000.000 đồng sẽ bị phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm. Hoặc phạt tù từ 2 đến 7 năm nếu lừa đảo, chiếm đoạt tài sản từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng.

Bài viết trên đã chia sẻ cách lấy lại tiền đã chuyển khoản khi bị lừa qua tài khoản ngân hàng và ví điện tử. Tốt hơn hết, bạn cần nâng cao tinh thần cảnh giác, kiểm tra thông tin kỹ càng trước khi chuyển tiền và luôn thực hiện các biện pháp bảo mật tài khoản, nhằm bảo vệ mình khỏi các hình thức lừa đảo hiệu quả.

Xem thêm: 

← Bài trước Bài sau →
Bài viết liên quan:
Top
search-ui Tra cứu
user Đăng ký / Đăng nhập