Chủ shop cần làm gì khi khách đặt hàng không lấy?
- Ngày đăng:
- Kiến thức giao hàng
Không ít chủ shop gặp phải tình trạng khách đặt hàng nhưng lại không nhận hàng, gây tổn thất cho shop. Vậy chủ shop cần làm gì khi khách đặt hàng không lấy? Có cách nào để hạn chế tình trạng này hay không? Mời các chủ shop cùng tìm hiểu thông tin qua bài viết sau đây.
1. Nguyên nhân khách đặt hàng không lấy
Có nhiều nguyên nhân khách từ chối nhận hàng, không nhận hàng sau khi đặt, trong đó phải kể đến như:
- Do khách hàng đổi ý, không còn muốn mua hàng nữa
Điều này có thể do khách hàng đã có sản phẩm đó hoặc cảm thấy không còn cần thiết ở thời điểm hiện tại. Ngoài ra, khách hàng cũng có thể hủy đơn do tìm được sản phẩm đó ở shop khác với mức giá rẻ hơn.
- Do sản phẩm thực tế không giống như lời quảng cáo
Một số sản phẩm khi đến tay khách hàng có chất lượng, kích cỡ, màu sắc,... rất khác biệt so với lời quảng cáo. Lúc này, khách hàng sẽ cảm thấy không hài lòng, thậm chí từ chối nhận hàng.
- Do shop giao sai sản phẩm hoặc sản phẩm bị hư hỏng
Nhiều trường hợp sản phẩm đến tay khách hàng nhưng lại bị móp méo hoặc hư hỏng. Do nhận thấy sản phẩm không được như mình mong muốn nên khách có thể từ chối nhận hàng.
Xem thêm: Cách đóng gói hàng dễ vỡ, đảm bảo vận chuyển an toàn
- Shipper giao chậm trễ hoặc không giao hàng
Shipper giao hàng trễ hẹn hoặc không giao hàng sẽ khiến khách cảm thấy thất vọng và không được tôn trọng. Từ đó, khách hàng sẽ mất thiện cảm với shop, đánh giá xấu và có thể không quay trở lại mua hàng nữa.
Hàng bị hư hỏng, không đúng như lời quảng cáo hay shipper giao chậm là những nguyên nhân phổ biến khiến khách từ chối nhận hàng.
2. Khách đặt hàng không lấy có ảnh hưởng gì không?
Khách không nhận hàng sau khi đặt sẽ ảnh hưởng ít nhiều đến shop và cả người giao hàng:
- Shop sẽ phải chi trả toàn bộ chi phí giao hàng, hoàn hàng khi sản phẩm bị trả về.
- Tốn thời gian, công sức của shipper khi phải giao nhiều lần, khiến việc giao hàng của shipper bị gián đoạn.
- Shop mất thời gian tư vấn và đóng gói đơn hàng cho khách.
- Hàng hóa bị hoàn về có thể bị hư hỏng hoặc giảm chất lượng.
3. Chủ shop nên làm gì khi khách đặt hàng không lấy?
Sau đây là gợi ý các bước để shop giải quyết sự cố này.
Bước 1: Liên hệ với khách hàng và tìm hiểu lý do
Có nhiều nguyên nhân khiến khách không lấy hàng. Vì thế khi gặp phải tình huống này, chủ shop nên chủ động liên hệ với khách hàng và hỏi rõ nguyên do khách từ chối nhận hàng. Nếu như nguyên nhân xuất phát từ người bán, shop cần rút kinh nghiệm để cải thiện chất lượng dịch vụ. Còn nếu lý do đến từ phía giao hàng, chủ shop có thể khiếu nại với đơn vị vận chuyển và đưa ra hướng giải quyết cho khách hàng.
Bước 2: Đưa ra giải pháp phù hợp với khách hàng
Chủ shop hãy đưa ra giải pháp có lợi cho khách. Chẳng hạn nếu khách không nhận hàng do đi vắng, bạn có thể liên hệ với khách hàng và hẹn lại thời gian giao khác cho phù hợp. Trường hợp khách muốn hủy đơn, chủ shop có thể hỗ trợ khách hàng để hủy đơn. Cách xử lý này sẽ giúp chủ shop tạo được thiện cảm với khách hàng, hạn chế được tình trạng khách đánh giá xấu và tạo điều kiện để khách hàng mua lại lần sau.
Bước 3: Xử lý đơn hàng theo chính sách của bên vận chuyển
Nếu khách hàng vẫn quyết định không nhận hàng sau khi đã trao đổi với shop thì đơn hàng đó sẽ được xử lý theo quy định, chính sách của bên vận chuyển. Tùy thời gian lưu kho của mỗi đơn vị vận chuyển, hàng hóa sẽ được hoàn về cho shop trong 3 - 5 ngày.
Chủ shop nên chủ động liên hệ với khách hàng để đưa ra giải pháp phù hợp, tối ưu nhất cho cả 2 bên.
4. Cách hạn chế tình trạng khách đặt hàng không lấy
Bên cạnh thắc mắc nên làm gì khi khách đặt hàng không lấy, các shop cũng khá băn khoăn không biết làm thế nào để hạn chế tình trạng khách hủy đơn hay từ chối nhận hàng. Để có giải pháp xử lý tối ưu, chủ shop hãy tham khảo các cách dưới đây:
4.1. Sử dụng tính năng Giao Thất Bại - Thu Tiền của Giao Hàng Nhanh
Khách từ chối nhận hàng là một trong những rủi ro không thể tránh khỏi nhưng gây nhiều tổn hại cho shop. Hiểu được điều đó, Giao Hàng Nhanh đã cho ra mắt tính năng Giao Thất Bại - Thu Tiền.
Tính năng này giúp shop thu lại chi phí vận chuyển nếu khách hàng không nhận hàng. Phí Giao Thất Bại - Thu Tiền sẽ được đối soát cho chủ shop sau khi đơn hàng được hoàn thành công về shop. Nhờ đó, chủ shop cũng dễ dàng kiểm soát và thay đổi chi phí Giao Thất Bại - Thu Tiền theo từng đơn hàng khác nhau.
Đặc biệt, những đơn hàng sau khi thu thành công, phí Giao Thất Bại - Thu Tiền sẽ được chuyển sang chế độ “Chuyển hoàn” mà không cần đợi giao đến 3 lần. Vì thế tiết kiệm thời gian giao hàng trên toàn hành trình. Để lên đơn với tính năng Giao Thất Bại - Thu Tiền, chủ shop có thể xem hướng dẫn TẠI ĐÂY.
Tìm hiểu thêm: Thế nào là chuyển hoàn? Làm sao để hạn chế đơn hàng chuyển hoàn?
Giao Thất Bại - Thu Tiền giúp chủ shop giảm được tối đa chi phí giao hàng cho những đơn hàng người nhận từ chối nhận.
4.2. Tìm hiểu kỹ thông tin của khách hàng
Các shop hãy tìm hiểu những thông tin mà khách đã cung cấp để tránh tình trạng “khách ảo” dùng sim rác, tài khoản giả khi đặt hàng. Shop có thể tra cứu thông tin số điện thoại, địa chỉ nhận hàng của khách để chắc chắn đây là những thông tin thật.
4.3. Đối với đơn hàng có giá trị lớn, yêu cầu khách hàng đặt cọc trước
Để tránh tình trạng từ chối nhận hàng đột xuất, với những đơn hàng có giá trị cao, shop có thể yêu cầu người mua hàng đặt cọc trước. Số tiền đặt cọc phụ thuộc vào chính sách của người bán hoặc sau khi đã thống nhất với khách hàng.
4.4. Thống nhất với shipper liên hệ shop nếu khách không lấy hàng
Chủ shop nên yêu cầu shipper liên hệ ngay cho shop khi người mua không lấy hàng. Ngay khi khách từ chối nhận hàng, shipper sẽ gọi điện thoại cho bạn ngay để bạn trao đổi với khách. Đây cũng là một cách để bạn có thể tư vấn thêm mẫu, đổi size, màu,... cho khách vừa ý. Hoặc nếu khách vẫn không nhận hàng, bạn có thể hỏi rõ nguyên do để có thể khắc phục.
4.5. Gọi điện thoại xác nhận trước khi giao hàng
Bạn hãy gọi điện thoại xác nhận với khách trước khi giao hàng, kiểm tra lại tên người nhận, số điện thoại, địa chỉ giao hàng, giờ hẹn giao,... Cách này sẽ giúp khách có sự chuẩn bị về thời gian, hạn chế được tình trạng không lấy hàng.
Chủ shop có thể nhờ shipper hỗ trợ ngay khi khách từ chối nhận hàng để tìm ra hướng giải quyết nhanh nhất.
Trên đây lời giải đáp cho các shop cần phải làm gì khi khách đặt hàng không lấy. Mong rằng bài viết đã giúp shop hiểu rõ hơn về nguyên nhân cũng như cách hạn chế từ chối nhận hàng.