SHOP BỊ 'PHỐT'? XOAY CHUYỂN TÌNH THẾ NGAY VỚI 4 NGUYÊN TẮC NÀY

GHN - SHOP BỊ

Kinh doanh online được xem là 'con dao hai lưỡi' vì nó mang đến nhiều cơ hội nhưng cũng tiềm ẩn nhiều vấn đề. Shop của bạn có thể dễ dàng bị 'tấn công' bởi những phản hồi tiêu cực về chất lượng hoặc dịch vụ. Đó có thể chỉ là một sai sót nhỏ hay thậm chí chỉ là một sự hiểu lầm giữa khách và các chủ shop. Tuy nhiên, nếu các chủ shop không kịp thời xử lý các 'phốt' này, hình ảnh của shop trong mắt các khách hàng khác trở nên xấu đi, và có thể sẽ gây ra nhiều hậu quả khó lường.

Tác hại khi không xử lý các bình luận tiêu cực đúng cách

Khi fanpage của shop bị tấn công, chủ shop phải đối mặt với nhiều rủi ro. Nếu xử lý không đúng cách,  chủ shop sẽ dễ gây mất lòng tin ở khách hàng. Hơn nữa, không chỉ khách hàng mà cả cộng đồng cũng sẽ tẩy chay shop. Việc mất đi khối lượng lớn khách hàng trung thành sẽ dẫn đến việc doanh thu bị giảm mạnh. 

Một tác hại khác mà khủng hoảng truyền thông gây ra đó chính là tạo lợi thế cho đối thủ cạnh tranh. Khi shop bị 'phốt' chính là cơ hội để đối thủ tấn công shop của bạn. Khách hàng trung thành mà các chủ shop bỏ công chăm sóc bấy lâu sẽ quay lưng rơi vào tay đối thủ.

Cách xử lý các bình luận tiêu cực đúng cách dành cho các chủ shop

1. Nhanh chóng tìm ra nguyên nhân

Ngay khi phát hiện các bình luận tiêu cực, các chủ shop nên bình tĩnh và nhanh chóng tìm ra nguyên nhân. Một khi đã xác định được bạn cần phải phản hồi ngay, vì thời gian là yếu tố quan trọng nhất. Chuyên gia khuyến cáo, các chủ shop nên đưa ra phản hồi trong vòng 1 giờ. Nếu bạn để quá nhiều thời gian trôi qua, sẽ ngày càng có nhiều người đọc được những lời tiêu cực này. Điều này cũng có nghĩa là các chủ shop cần phải dành nguồn lực để theo dõi các trang bán hàng của mình 24/7 để nhanh chóng phản hồi những bình luận.

2. Thành thật, minh bạch và trực tiếp

Cách mà bạn phản ứng với 'phốt' tốt có thể làm tăng hình ảnh thương hiệu của bạn. Trong quá trình vận hành cửa hàng của mình, việc sai sót là không thể tránh khỏi. Nhưng người tiêu dùng sẽ chấp nhận lỗi lầm khi nhận được những phản hồi phù hợp. Vì vậy, chiến lược tốt nhất là nhìn nhận những sai lầm của bạn, xin lỗi các bên bị ảnh hưởng, thực hiện các bước để chứng minh shop sẽ làm tốt hơn như thế nào trong tương lai. 

3. Luôn lắng nghe và đặt lợi ích của khách hàng lên trên

Một bài học khi xử lý vấn đề shop bị 'tấn công' dành cho các chủ shop đó chính là: Luôn lắng nghe ý kiến của khách hàng và đặt lợi ích của khách hàng lên hàng đầu. Dù bạn sẽ bị một chút thiệt hại nhưng hãy tạm bỏ qua những tổn thất nhỏ ấy để bảo vệ hình ảnh, uy tín của cửa hàng mà bạn đã mất rất nhiều công gây dựng. Đây cũng chính là một cơ hội để chủ shop 'lấy lòng' khách hàng.

4. Hậu khủng hoảng: Rút ra kinh nghiệm từ khủng hoảng

Bước cuối cùng trong quá trình xử lý các bình luận tiêu cực là phải rút ra được bài học quý giá. Hãy xem xét, đánh giá nhìn nhận các nguyên nhân, hậu quả, cách shop xử lý và khắc phục đã thực sự tốt hay chưa. Bạn có thể xem xét những thay đổi để shop của mình ngày một hoàn thiện hơn.

Dân gian có câu 'Thất bại là mẹ thành công'. Vì vậy, nếu các chủ shop không may nhận về bình luận tiêu cực cũng đừng vội nản lòng. Hãy xem đây là cơ hội để chúng ta hoàn thiện cửa hàng của mình để ngày một phát triển hơn nhé!

Đừng quên các Chiến binh 100% tận tâm từ GHN luôn đồng hành bên bạn!

#GHN #GHNExpress #Tantam100 #Tantamtramphantram

--------------------

GHN - Tận Tâm 100%

← Bài trước Bài sau →
Bài viết liên quan:
Top
search-ui Tra cứu
user Đăng ký / Đăng nhập